xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hà Lan: Đàn ông nắm tay nhau phản đối kỳ thị đồng tính

Cao Lực (Theo BBC)

(NLĐO) – Đàn ông Hà Lan hiện đang đăng tải những bức ảnh chụp họ nắm tay với người bạn đồng giới để phản đối nạn kỳ thị người đồng tính.

Trào lưu nói trên được hình thành sau khi một cặp đồng tính nam nói rằng họ bị tấn công trên đường phố Arnhem, phía Đông Hà Lan, sáng sớm hôm 2-4 khi đang nắm tay nhau. Cặp đôi đồng tính nam bị tấn công nêu trên là Jasper Vernes-Sewratan, 35 tuổi, và Ronnie Sewratan-Vernes, 31 tuổi.

Đầu tuần này, Jasper và Ronnie đã xuất hiện trên chương trình talkshow Hà Lan Pauw và chia sẻ về vụ việc họ bị tấn công. Tuy nhiên, xuất hiện trong chương trình talkshow Pauw ở số sau, luật sư của một trong những nghi phạm tấn công Jasper và Ronnie nói rằng chính cặp đôi này mới là người sử dụng nắm đấm trước. Jasper và Ronnie đã phủ nhận điều này.


Trào lưu đàn ông nắm tay nhau để phản đối kỳ thị đồng tính đang nhận được sự chú ý trên mạng xã hội. Ảnh: BBC

Trào lưu đàn ông nắm tay nhau để phản đối kỳ thị đồng tính đang nhận được sự chú ý trên mạng xã hội. Ảnh: BBC


Phái đoàn Hà Lan tại Liên Hiệp Quốc ở New York cũng tham gia trào lưu này. Ảnh: BBC

Phái đoàn Hà Lan tại Liên Hiệp Quốc ở New York cũng tham gia trào lưu này. Ảnh: BBC

Câu chuyện 2 người này bị hành hung chỉ vì nắm tay nhau trên phố đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ. Những bức ảnh kèm theo hastag #handinhand (tay trong tay) và #allemannenhandinhand (tất cả đàn ông nắm tay nhau) đang được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội.

Giới chính trị gia, người nổi tiếng, chuyên gia bóng đá và công nhân đều tham gia trào lưu này. Không chỉ ở Hà Lan, trào lưu này hiện đang lan tỏa ra một số nước khác.

Giới đồng tính nam ở Amsterdam và Eindhoven nói rằng họ thường bị tấn công vì giới tính khác biệt, theo truyền thông Hà Lan. Hà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào năm 2001.


Hai nhân viên y tế tham gia trào lưu, nói rằng: Bởi vì mọi người đều có quyền được yêu thương (và chăm sóc). Ảnh: BBC

Hai nhân viên y tế tham gia trào lưu, nói rằng: "Bởi vì mọi người đều có quyền được yêu thương (và chăm sóc)". Ảnh: BBC

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo