Một là giới lãnh đạo Trung Quốc đã đánh giá sai Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bắc Kinh nghĩ sai rằng ông Trump chỉ là một doanh nhân và xem lời đe dọa phát động chiến tranh thương mại chỉ nhằm tìm kiếm sự ủng hộ trước thềm các cuộc bầu cử giữa kỳ.
Thực tế là Mỹ đã tuyên bố rõ ràng trong báo cáo Chiến lược Quốc phòng quốc gia - được công bố vài tháng trước khi tranh cãi thương mại leo thang - rằng họ sẽ không còn "dung thứ" các tập quán kinh tế và thương mại của Trung Quốc. Thông điệp được đưa ra khi đó là Bắc Kinh không thể vừa kiếm tiền từ Washington vừa thách thức nước này.
Thời kỳ vàng son của xuất khẩu Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO có thể sắp đến hồi kết. Ảnh: REUTERS
Sai lầm thứ hai là Trung Quốc đánh giá sai mối quan hệ giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Bắc Kinh hy vọng hình thành được một mặt trận thương mại thống nhất với Brussels để chống lại Washington. Ngay cả khi mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương có không ít bất hòa, các nền dân chủ phương Tây vẫn chia sẻ cùng giá trị cốt lõi.
Tuyên bố thương mại Mỹ - EU mới nhất đã gửi một thông điệp khác tới Bắc Kinh, theo đó Washington và Brussels sẽ "hợp tác chặt chẽ với các đối tác cùng chí hướng" để giải quyết một danh sách dài các vấn đề như "đánh cắp tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ ép buộc, trợ cấp công nghiệp, tình trạng thị trường bị các công ty nhà nước bóp méo và sản xuất dư thừa". Không khó để đoán được quốc gia nào không nằm trong danh sách "đối tác có cùng chí hướng" này.
Thời kỳ vàng son của xuất khẩu Trung Quốc kể từ khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2001 có thể sắp đến hồi kết. Ngoại thương giảm sút có thể làm tổn thương nền kinh tế Trung Quốc sâu sắc hơn dự báo và thậm chí khiến Trung Quốc rơi vào "bẫy thu nhập trung bình".
Đây là khái niệm được Ngân hàng Thế giới đưa ra vào năm 2006 để mô tả tình huống một nền kinh tế có thu nhập trung bình trở nên trì trệ và không thể tạo thêm đà tăng trưởng.
Bắc Kinh hiện cố gắng xử lý tình hình bằng cách đẩy nhanh nỗ lực mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lúc Phó Thủ tướng Lưu Hạc phụ trách một cơ quan cải cách doanh nghiệp nhà nước. Rõ ràng Bắc Kinh cần phải hành động nhanh chóng và không được phép mắc thêm sai lầm nào nữa.
Bình luận (0)