xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hình mẫu tiêm phòng Covid-19 (*): Kinh nghiệm đắt giá cho châu Á

CAO LỰC

Thành công ban đầu trong công tác chống dịch Covid-19 ở châu Á khiến việc tiêm chủng bị xem là ít cấp bách hơn so với những khu vực khác

Trong bài viết được đăng trên tạp chí BMJ Global Health hồi đầu tháng này, 2 nhà khoa học hàng đầu Ấn Độ đã chỉ ra những thất bại trong khâu lên kế hoạch và triển khai chương trình tiêm phòng Covid-19 của chính phủ, dẫn đến những tổn thất nặng nề trong làn sóng lây nhiễm thứ 2.

Sai lầm chết người

Theo TS Manju Rahi của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) và TS Amit Sharma của Viện Nghiên cứu Sốt rét quốc gia (NIMR), "lập kế hoạch tiêm phòng không hiệu quả cùng với việc kiểm soát đại dịch dưới mức tối ưu đã dẫn đến số ca nhiễm và tử vong nặng nề".

Họ nhấn mạnh chi phí vắc-xin là một trong những rào cản đối với kế hoạch tiêm phòng của Ấn Độ. Ban đầu, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi cung cấp vắc-xin miễn phí cho các trung tâm và bệnh viện chính phủ.

Nhưng sau đó, họ lại ủy quyền cho các công ty tư nhân cung cấp vắc-xin, với mức giá 3 USD - 15 USD/liều, vượt khả năng tài chính của phần đông dân số Ấn Độ. Với ông Sharma và bà Rahi, vắc-xin ở Ấn Độ phải miễn phí cho tất cả.

Hình mẫu tiêm phòng Covid-19 (*): Kinh nghiệm đắt giá cho châu Á - Ảnh 1.

Nhân viên y tế đến tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân tại quận Anantnag - Ấn Độ hôm 10-6. Ảnh: REUTERS

Nguồn cung vắc-xin dành cho nhóm dân số trên 45 tuổi được chính phủ Ấn Độ bảo đảm. Tuy nhiên, với những cá nhân trong độ tuổi 18-44, trách nhiệm này được bàn giao cho chính quyền bang, vốn thường không thể đàm phán thỏa thuận mua vắc-xin rẻ như chính phủ. Với các bệnh viện tư nhân, giá mua vắc-xin thậm chí còn cao hơn.

Cần có hệ thống định giá vắc-xin thống nhất cho cả chính phủ lẫn chính quyền các bang, 2 chuyên gia nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi xem xét lại thứ tự ưu tiên tiêm chủng. Họ khẳng định giới chức cần tập trung tức thì vào những điểm nóng Covid-19, cũng như nhóm có rủi ro lây nhiễm cao nhất - những người sống trong cảnh nghèo khó, những người mắc bệnh nền và người cao tuổi.

Để làm được điều này, 2 chuyên gia khẳng định giới chức y tế cần duy trì hồ sơ sức khỏe của dân số trưởng thành tốt hơn. Họ cũng cho rằng chính phủ đừng nên quá phụ thuộc vào công nghệ số để theo dõi chiến dịch tiêm chủng, đặc biệt là khi 35% dân số không thể truy cập internet ổn định.

Tuy chính quyền Thủ tướng Modi cam kết chi khoảng 120 triệu USD cho công tác nghiên cứu và mở rộng quy mô sản xuất vắc-xin nhưng theo ông Sharma và bà Rahi, con số này chưa phù hợp với quy mô tiêm chủng cho 1,3 tỉ dân.

Đe dọa miễn dịch cộng đồng

Theo báo The New York Times ngày 15-6, tỉ lệ được tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19 tại châu Á chỉ khoảng 20%. Tại những nền kinh tế hàng đầu trong khu vực như Nhật Bản, con số này cũng chỉ đạt 16% - thấp hơn nhiều so với Pháp (45%), Mỹ (hơn 50%) và Anh (hơn 60%).

Chuyên gia Benjamin Cowling của Trường ĐH Hồng Kông cho biết nhiều chính phủ châu Á đang gặp thách thức về nguồn cung vắc-xin. Bên cạnh đó, thành công ban đầu trong công tác chống dịch ở châu Á khiến nhiều người xem việc tiêm chủng là ít cấp bách.

"Năm ngoái, khi virus chưa bùng phát mạnh mẽ tại châu Á, có quan niệm rằng Covid-19 không phải là một rủi ro quá lớn và chúng ta có thể duy trì mức 0 ca nhiễm nếu đeo khẩu trang, giãn cách xã hội… Do đó, có thể thấy lưỡng lự về tiêm chủng là một vấn đề nghiêm trọng" - ông Cowling giải thích.

Hình mẫu tiêm phòng Covid-19 (*): Kinh nghiệm đắt giá cho châu Á - Ảnh 2.

Giới chức tỉnh Chiang Mai - Thái Lan dùng bò làm phần thưởng để khuyến khích người dân tiêm phòng Covid-19 Ảnh: REUTERS

Trước thực trạng trên, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đã sử dụng phần thưởng để khuyến khích. Tại huyện Mae Chaem, tỉnh Chiang Mai - Thái Lan, nơi phần lớn cư dân là nông dân, giới chức vào tháng này bắt đầu tổ chức chương trình xổ số với giải thưởng hằng tuần là một con bò. "Đây là món quà tuyệt vời nhất từ trước đến nay!" - ông Inkham Thongkham, 65 tuổi, nói về phần thưởng trị giá 10.000 baht (320 USD).

Theo Reuters, chương trình xổ số nêu trên đã bước sang tuần thứ 2 và vẫn còn 27 con bò để trao giải. Giới chức cho biết sáng kiến này đã thôi thúc hơn 50% trên tổng số 1.400 cư dân Mae Chaem đăng ký tiêm phòng.

Tương tự, giới chức Hồng Kông sử dụng phiếu mua hàng, vé máy bay và 1 căn hộ trị giá 1,4 triệu USD làm quà tặng. Một vài doanh nghiệp thậm chí cho nhân viên đã tiêm chủng nghỉ phép có lương. Trong khi đó, một vài cơ sở thể thao tư nhân quyết định sử dụng hình phạt thay vì phần thưởng, yêu cầu nhân viên tiêm phòng đến cuối tháng 6 nếu muốn nhận tiền thưởng, tăng lương và thăng tiến trong tương lai.

Cũng như Thái Lan, chính quyền quận Cipanas của Indonesia sử dụng gia súc để thuyết phục người dân. "Người lớn tuổi không muốn tiêm vắc-xin vì nhiều lý do, trong đó có lý do vắc-xin Covid-19 không đạt chuẩn Halal (phù hợp với người Hồi giáo). Vì thế, chúng tôi tặng gà để khuyến khích họ" - ông Galih Aprian, một quan chức địa phương, cho biết. 

"Đại gia" Nhật Bản ra tay

Hàng ngàn công ty lớn của Nhật Bản, với các tập đoàn như Toyota Moror, Softbank…, đang tham gia chiến dịch tiêm phòng Covid-19 để chạy nước rút kịp đạt mục tiêu tiêm chủng khi kỳ Olympic Tokyo chỉ còn hơn một tháng là bắt đầu.

Kế hoạch mới này cho phép khối tư nhân tham gia chiến dịch tiêm phòng từ ngày 21-6, với điều kiện các công ty phải có trên 1.000 nhân viên và có đội ngũ bác sĩ nội bộ. Tính đến nay đã có hơn 2.300 công ty đăng ký mở trung tâm tiêm phòng để tiêm chủng cho khoảng 11 triệu người, chủ yếu là nhân viên, thân nhân và cư dân sống gần đó.

"Với số lượng người tiêm mà các công ty đăng ký, chúng tôi có thể đạt 1 triệu mũi tiêm/ngày vào cuối tháng này" - ông Taro Kono, Bộ trưởng phụ trách tiêm phòng Covid-19, nhấn mạnh. Theo Reuters, SoftBank dự tính tiêm cho 250.000 người, còn con số này ở Toyota là 80.000.

Nhật Bản đặt mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ người cao tuổi vào cuối tháng 7 và phần còn lại của dân số trưởng thành vào tháng 11 năm nay. Đến nay mới có 16% dân số Nhật tiêm ít nhất 1 mũi, thấp nhất trong số các nước giàu, theo số liệu của Reuters. Chương trình tiêm chủng của Nhật Bản gặp khó khăn vì thiếu nhân lực và hệ thống lưu trữ bị trục trặc. Để tăng tốc, chính phủ đã giao quân đội lập những trung tâm tiêm phòng lớn và nới lỏng quy định về người tiêm lẫn được tiêm.

Hải Ngọc

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 18-6

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo