xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hội nghị về Bắc Cực ở Greenland

Tường Minh

Một chuyên gia về Bắc Cực của Mỹ nói: “Chúng ta cần có mặt ở bàn thương lượng này. Chúng ta đang ở thế bất lợi về quân sự và kinh tế”

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên đường đến Nuuk, thủ phủ của đảo băng Greenland, Đan Mạch hôm 11-5 để dự một hội nghị về Bắc Cực nhằm cải thiện việc quản lý một khu vực nguyên sơ rộng lớn bị thay đổi nhanh bởi tình trạng biến đổi khí hậu.
img
Tàu phá băng Canada đang luyện tập ở vịnh Allen, vùng Nunavut vào tháng 8-2010. Ảnh: Reuters

Bà Clinton và Bộ trưởng Nội vụ Ken Salazar dẫn đầu đoàn Mỹ đến cuộc họp của Hội đồng Bắc Cực vào ngày 12-5 - bao gồm Canada, Nga, Na Uy, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển và Đan Mạch - để bàn luận những vấn đề ngoại giao đối với Greenland, cũng như về các nhóm đại diện cư dân bản địa ở những vùng cực Bắc của thế giới.

Bà Clinton sẽ là ngoại trưởng đầu tiên tham dự cuộc họp của Hội đồng Bắc Cực. Các quan chức Mỹ nói chuyến công du của bà cho thấy Bắc Cực đang vượt lên trong danh sách ưu tiên của Washington vì nhiệt độ tăng tạo ra những nguy cơ về môi trường mới cũng như các cơ hội kinh tế trong một khu vực giàu có tài nguyên chưa khai thác.
Tình trạng băng tan đang xói mòn sinh kế của người dân bản địa, đe dọa loài gấu trắng Bắc Cực và những sinh vật khác. Nhưng những thay đổi cũng có thể khiến Bắc Cực dễ tiếp cận hơn đối với tàu thuyền, thuận lợi hơn trong việc khai mỏ và thăm dò dầu khí. Khu vực này ước lượng chứa khoảng 1/4 nguồn dự trữ dầu khí chưa được phát hiện.
Hội đồng Bắc Cực là một tổ chức quốc tế được hình thành để đẩy mạnh sự hợp tác giữa các quốc gia vùng Bắc Cực.
Hội đồng được chờ đợi thông báo thỏa thuận chính thức đầu tiên của tổ chức này - một thỏa thuận về phân chia trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn giữa các nước Bắc Cực - và bàn luận về những nguyên tắc chỉ đạo thừa nhận các quan sát viên từ những cường quốc không thuộc khu vực Bắc Cực như Trung Quốc.

Hội đồng cũng cân nhắc những bước đi mới để phối hợp khai thác dầu khí trong vùng, cũng như thiết lập một văn phòng thường trực của hội đồng để giúp tăng cường vai trò cai quản của tổ chức này.

“Đây là sự đổi mới quan trọng trong cấu trúc hợp tác khu vực và toàn cầu” - Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg nhận định trước chuyến đi Bắc Cực của Ngoại trưởng Clinton.

Tuần trước, một nghiên cứu quốc tế mới dự đoán rằng mực nước biển trên thế giới sẽ tăng từ 0,9 đến 1,6 m vào năm 2100, cao hơn mức dự đoán trước đó, một phần vì tốc độ tan băng của đảo băng Greenland nhanh hơn.
Điều đó dẫn đến những lời kêu gọi của các nước Bắc Âu đòi hành động hiệu quả hơn để làm chậm sự biến đổi khí hậu và tập trung nhiều hơn vào các vấn đề của Bắc Cực trong các cuộc thương thảo của Liên Hiệp Quốc.
Các nhà phân tích chính trị nói rằng trong khi các nước như Nga, Canada, Đan Mạch và Na Uy mau chóng đưa ra yêu sách về lãnh thổ trong vùng thì Mỹ lại không có động thái gì.
Heather Conley, một chuyên gia về Bắc Cực tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói: “Chúng ta cần có mặt ở bàn thương lượng này. Chúng ta đang ở thế bất lợi về quân sự và kinh tế”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo