xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga, Na Uy phân chia biển Barents

Lưu Nguyễn

Việc phê chuẩn thỏa thuận phân chia biển Barents giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài 40 năm qua

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Na Uy Jona Gahr Stoere đã ký phê chuẩn một thỏa thuận phân chia Biển Barents giàu tài nguyên dầu khí thuộc Bắc Cực tại Oslo hôm 7-6.

Theo hãng tin AP, thỏa thuận nói trên đã được quốc hội của hai nước phê chuẩn trước đó và sẽ có hiệu lực vào ngày 7-7. Thỏa thuận này phân chia khu vực rộng 175.000 km2  thuộc Bắc Cực thành hai phần hầu như bằng nhau.
 
Nga và Na Uy vốn bất đồng về biên giới ở biển Barents trong thời gian chiến tranh lạnh và các cuộc thương lượng kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 cũng thất bại cho đến gần đây.
 
img
Thỏa thuận phân chia Biển Barents đã được ký kết dưới sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo Nga và Na Uy
tại Nga hồi tháng 9-2010. Ảnh: AP
 
Đài BBC dẫn lời các nhà phân tích cho rằng hiện tượng băng tan do sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã mở ra đường hàng hải mới ngắn hơn giữa châu Á với Nga và Na Uy, cho thấy khu vực băng giá này dễ tiếp cận hơn.
 
Các công ty dầu khí quốc doanh của cả hai nước đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến việc thăm dò nguồn tài nguyên khu vực này. Trên thực tế, Công ty Gazprom của Nga đã cộng tác với Công ty Statoil của Na Uy tại giàn khoan Shtokman, cách bờ biển Nga gần 500 km.
 
Chuyên gia nghiên cứu James Nixey, thành viên của Chương trình Nga và Á-Âu thuộc Tổ chức Chatham House James Nixey, nhận xét: “Lợi ích kinh tế tiềm năng này rất to lớn. Ý nghĩa của thỏa thuận này là sự thừa nhận một cách rộng rãi rằng Bắc Cực sẽ là bối cảnh giao thương trong tương lai và khả năng có xung đột trong tương lai”. Thỏa thuận này lần đầu tiên mở đường cho việc thăm dò tài nguyên ở Bắc Cực.
 
Theo đánh giá của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ năm 2008, Bắc Cực có trữ lượng khí đốt chiếm khoảng 30% và trữ lượng dầu khoảng 13% của thế giới. Tuy nhiên những ước lượng về tài nguyên chưa khai thác thường không chắc chắn.
 
Nhà phân tích cấp cao thuộc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng toàn cầu Julian Lee nhận xét rằng luôn có khuynh hướng đánh giá cao về trữ lượng tài nguyên nhằm thu hút đầu tư và trên thực tế cần phải có khảo sát cụ thể.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo