xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hơn 85 nước nghèo chưa có đủ vắc-xin trước năm 2023

Xuân Mai

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 26-1 đã công bố một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy phân phối vắc-xin, gồm việc mua thêm 200 triệu liều của hai hãng dược Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức) và hãng Moderna.

Với số lượng vắc-xin bổ sung nói trên giúp nâng tổng số liều lên 600 triệu, Mỹ sẽ có đủ vắc-xin để tiêm phòng cho gần 331 triệu dân Mỹ với mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng vào mùa hè hoặc đầu mùa thu năm nay.

Chính quyền Mỹ cũng đã thông báo cho thống đốc các bang về kế hoạch tăng số lượng vắc-xin được chuyển đến lên 10,1 triệu liều mỗi tuần trong 3 tuần tới, tăng từ 8,6 triệu liều như hiện tại. Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi các nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe hàng đầu nước này thường xuyên tổ chức họp báo thông báo về tình hình đại dịch vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 425.000 người Mỹ, khoảng 3 lần mỗi tuần và bắt đầu từ ngày 27-1.

Hơn 85 nước nghèo chưa có đủ vắc-xin trước năm 2023 - Ảnh 1.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo được tiêm liều vắc-xin thứ hai của hãng Sinovac (Trung Quốc) tại thủ đô Jakarta - Indonesia hôm 27-1 Ảnh: Reuters

Tại châu Âu, Ủy ban châu Âu đang thiết lập đề xuất hạn chế xuất khẩu vắc-xin trong bối cảnh thất vọng về sự chậm trễ trong việc giao vắc-xin của hãng AstraZeneca và các vấn đề cung cấp khác. Trong khi đó, các chương trình tiêm chủng vắc-xin ở Trung Quốc và Ấn Độ có thể kéo dài đến cuối năm 2022 do dân số đông và hơn 85 quốc gia nghèo sẽ không được tiếp cận vắc-xin rộng rãi trước năm 2023.

Đây là kết quả nghiên cứu do Economist Intelligence Unit (EIU), công ty phân tích và nghiên cứu thuộc Tập đoàn Economist Group (Anh), công bố hôm 26-1. Báo cáo trên cho rằng việc cung cấp vắc-xin cho các nước nghèo thông qua cơ chế chia sẻ vắc-xin toàn cầu COVAX, sáng kiến do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn đầu, có thể bị chậm lại do ảnh hưởng của việc ưu tiên phân phối cho các quốc gia giàu có và cơ sở hạ tầng yếu kém ở các nước đang phát triển. Theo COVAX, khoảng 1,8 tỉ liều vắc-xin sẽ được cung cấp tới 92 nước nghèo trong năm 2021, ước tính gần 27% dân số tại những nước này được tiếp cận với vắc-xin.

Theo hãng tin Reuters, Giám đốc của EIU Agathe Demarais cảnh báo những quốc gia kém phát triển và có dân số trẻ hơn có thể mất động lực phân phối vắc-xin, đặc biệt trong trường hợp dịch bệnh lan rộng hoặc các chi phí liên quan quá cao.

Tại Indonesia, nơi ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm, chính quyền Tổng thống Joko Widodo đặt mục tiêu số người được tiêm chủng sẽ tăng từ 900.000 lên 1 triệu người mỗi ngày, nhằm bảo đảm khoảng 181,5 triệu dân được tiêm phòng tính đến năm sau để tạo miễn dịch cộng đồng và chấm dứt đại dịch. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo