xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hy Lạp nhượng bộ

​Thu Hằng

Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo con đường tìm lại sự tăng trưởng của Hy Lạp sẽ rất dài và gian khổ

Các lãnh đạo khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hôm 13-7 quyết định trao cho Hy Lạp gói cứu trợ 3 năm trị giá 86 tỉ euro.

“Khốn khổ” ở lại Eurozone

Tất nhiên thỏa thuận đạt được sau cuộc họp thâu đêm kéo dài tới 17 giờ này không thể thiếu những điều kiện khó khăn. Theo đó, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras phải triển khai hàng loạt biện pháp thắt lưng buộc bụng còn “khốn khổ” hơn những gì cử tri nước này đã phản đối trong cuộc trưng cầu dân ý trước đó 1 tuần.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết sau khi chủ trì cuộc họp thượng đỉnh Eurozone tại Brussels - Bỉ: “Chương trình cứu trợ đã sẵn sàng cho Hy Lạp với các cải cách và hỗ trợ tài chính nghiêm túc”. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nhấn mạnh “sẽ không có chuyện Hy Lạp phải rời Eurozone”.

Thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 13-7. Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 1,2% trong khi các chỉ số DAX (Đức) tăng 1,3%, CAC-40 (Pháp) tăng 1,5%, FTSE 100 (Anh) tăng 0,6%. Giá trị đồng euro cũng khởi sắc đáng kể khi có thời điểm trong ngày 1 euro đổi được 1,1197 USD.

 

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (phải) và Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Euclid Tsakalotos rời cuộc họp tại Brussels - Bỉ hôm 13-7Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (phải) và Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Euclid Tsakalotos

rời cuộc họp tại Brussels - Bỉ hôm 13-7Ảnh: REUTERS

 

Theo báo The Wall Street Journal (Mỹ), thỏa thuận đạt được của Eurozone đòi hỏi chính phủ đảng cánh tả của Hy Lạp gần như phải chấp nhận tất cả yêu cầu khắc nghiệt. Vào ngày 15-7 tới, Quốc hội Hy Lạp sẽ phải thông qua các biện pháp cải cách lương hưu và tăng thuế vốn bị phản đối kịch liệt trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 5-7. Athens còn phải thực thi các quy định của Liên minh châu Âu (EU) nhằm xử lý dễ hơn những ngân hàng phá sản, trong đó có việc chia sẻ chi phí với các nhà đầu tư và chủ nợ.

Các nhà quan sát cho rằng châu Âu khắc nghiệt với Hy Lạp tới phút chót nhằm dẹp tan những ý đồ “nổi loạn” có thể đang nhen nhóm trong lòng những nền kinh tế cũng chán ngấy cảnh thắt lưng buộc bụng khác như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha.

“Niềm tin cần phải được khôi phục” - Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sau cuộc họp. Nhà lãnh đạo nữ quyền lực nhất châu Âu đã thể hiện rõ sự cứng rắn khốc liệt đối với chính quyền Athens trong cuộc họp. Berlin thậm chí chuẩn bị cả kế hoạch tạm thời loại Hy Lạp ra khỏi Eurozone trong 5 năm nếu Athens không chịu khuất phục.

Tương lai vẫn mờ mịt

Dù cứng rắn nhưng các lãnh đạo Eurozone cũng có những nhượng bộ nhất định nhằm giúp Athens dễ thở hơn với núi nợ khổng lồ, chẳng hạn giãn thời gian hoàn trả gói cứu trợ. Tuy nhiên, chương trình cứu trợ chi tiết - vốn chỉ được thương lượng sau khi Athens cải cách lương hưu và cắt giảm chi tiêu - sẽ chứa đựng những biện pháp kiểm soát về tài chính vượt xa những “khổ nhục” mà những chính phủ cùng cảnh ngộ khác phải chịu đựng.

Theo thỏa thuận, các chủ nợ của Hy Lạp yêu cầu thành lập một quỹ tín thác để giữ khoảng 50 tỉ euro tài sản nhà nước của Athens. Thủ tướng Đức cho biết quỹ này sẽ chịu sự giám sát của châu Âu và phần lớn số tiền dùng để trả nợ và tái cấu trúc vốn cho các ngân hàng bị phá sản. Ngoài ra, khoảng 12,5 tỉ euro trong số này có thể sử dụng để đầu tư. “Thuận lợi đang có phần ưu thế hơn bất lợi” - bà Merkel lạc quan nhưng cũng không quên cảnh báo con đường tìm lại sự tăng trưởng của Hy Lạp sẽ rất dài và gian khổ.

Thủ tướng Tsipras đã nhượng bộ nhiều nhưng tương lai của Athens trong Eurozone vẫn lơ lửng. Việc chấp nhận thông qua các biện pháp cứu trợ nói trên tại Quốc hội Hy Lạp sẽ gây chia rẽ trong đảng Syriza cầm quyền và liên minh cánh hữu Những người Hy Lạp độc lập và có thể dẫn tới bầu cử trước hạn.

Theo tuyên bố của ông Tusk trong cuộc họp báo sau hội nghị, các bộ trưởng tài chính Eurozone sẽ thảo luận cơ chế để đáp ứng các vấn đề cấp bách của Hy Lạp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có câu trả lời đối với câu hỏi lúc nào các ngân hàng của Hy Lạp sẽ mở cửa trở lại sau khi tê liệt suốt 2 tuần qua hoặc làm thế nào Athens trả 4,2 tỉ euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu vào ngày 20-7 tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo