Theo hãng tin DPA, cả 2 con này, gọi là Fatu và Najin, đều là hậu duệ của Sudan và sống ở Kenya nhưng bị xem là vô sinh.
Giờ đây, hy vọng ngăn tê giác trắng phương Bắc tuyệt chủng đang lóe lên, khi một nhóm nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu động vật hoang dã và vườn thú Leibniz (IZW) tại thủ đô Berlin - Đức tạo ra được phôi sống trong phòng thí nghiệm từ tinh trùng đông lạnh của tê giác trắng phương Bắc và tế bào trứng của tê giác trắng phương Nam, 2 phân loài có quan hệ gần gũi với nhau nhất.
Tê giác Sudan Ảnh: EPA
Mặc dù các phôi lai này không phải là loài tê giác trắng phương Bắc thuần chủng, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên chứng tỏ việc tạo ra các phôi như thế là điều khả thi khi đạt thành công khoảng 20 lần. Để tạo ra tê giác con khỏe mạnh, các tế bào trứng đã thụ tinh phải được cấy vào những con tê giác cái khỏe mạnh đang trong độ tuổi sinh sản.
Hiện các nhà khoa học đang lên kế hoạch lấy tế bào trứng từ tê giác trắng phương Bắc cái vào mùa thu năm nay và thụ tinh cho chúng bằng tinh trùng lưu trữ của tê giác đực cùng loài. Sau đó, họ có ý định cấy tế bào trứng đã thụ tinh này vào tê giác phương Nam cái vào đầu năm 2019.
Tuy nhiên, kể cả khi những tê giác con chào đời, tương lai lâu dài của tê giác trắng phương Bắc vẫn là dấu chấm hỏi. Do tinh trùng chỉ được lấy từ một số con tê giác đực, mặt đa dạng di truyền sẽ bị hạn chế và có thể tổn hại sức khỏe của loài vật này.
Bình luận (0)