Đó là kết quả một công trình nghiên cứu mới được công bố trên các tạp chí Nature Medicine và New England Journal of Medicine hôm 24-9. Theo các nhà nghiên cứu, các bệnh nhân này đi được nếu có sự trợ giúp - bám vào khung tập đi có gắn bánh xe hoặc một công cụ giúp giữ thăng bằng khác. Khi tắt thiết bị kích thích tủy, họ sẽ không thể tự di chuyển chân được.
Cô Kelly Thomas có thể đi lại với khung tập đi Ảnh: AP
Sau 43 tuần tập luyện với thiết bị cấy ghép, anh Jered Chinnock (29 tuổi, ở bang Wisconsin) đã có thể đi lại một đoạn đường bằng chiều dài sân bóng đá. Tuy nhiên, chàng trai không lấy lại được cảm giác cho đôi chân của mình. Trong khi đó, cô Kelly Thomas (23 tuổi, ở bang Florida) đi được sau 81 phiên kích ứng điện tử trong suốt 15 tuần lễ, mặc dù cô phải sử dụng khung tập đi.
Còn ông Jeff Marquis, 35 tuổi, ở bang Montana, đã có thể đi liên tục hơn 90 m sau 278 phiên kích ứng trong suốt 85 tuần lễ. Theo kênh NBC News, nay ông đã có thể sống độc lập, không cần người giúp xuống giường mỗi sáng.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ vì sao 2 bệnh nhân khác ở bang Kentucky không thể đi lại mặc dù cũng tham gia cuộc nghiên cứu. Như thế, phương thức điều trị mới này cần được nghiên cứu thêm nữa để không chỉ giúp các bệnh nhân khác mà còn phát hiện các rủi ro tiềm tàng.
Bình luận (0)