Theo người phát ngôn quân đội Indonesia Tatang Sulaiman, kế hoạch hiện tại của quân đội là xây các khu trú tạm với máy lọc không khí và giường cho “người tị nạn khói bụi” đang phải chạy trốn khỏi các thành phố ngộp thở.
Tuy nhiên, ba tàu chiến nói trên cũng có thể sẽ trở thành những trung tâm di tản khẩn cấp khi cần thiết. Lãnh đạo Tổng cục Thanh tra Bộ Nội vụ Indonesia Tamizi A Karim cùng ngày cho biết chính phủ sẽ sớm sơ tán các nạn nhân ở tỉnh Trung Kalimantan tới tỉnh Nam Kalimantan lân cận do không khí tại đây “dễ thở” hơn. Hoạt động sơ tán sẽ ưu tiên cho trẻ nhỏ và những nạn nhân mắc bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng.
Một máy bay thả “bom nước” để dập lửa cháy rừng ở tỉnh Nam Sumatra - Indonesia Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, ông Sulaiman cho biết thêm ba tàu chiến khác cũng sẵn sàng xuất phát tới Kalimantan hoặc tỉnh Nam Sumatra – một điểm nóng khác của thảm họa - trong khi 5 chiếc nữa cũng có thể lên đường sau đó nếu cần.
Cho tới nay, Jakarta đã triển khai khoảng 30 máy bay và 22.000 binh sĩ để chống chọi với đợt cháy rừng được cho là tồi tệ nhất trong nhiều thập kỉ qua. Cơ quan ứng phó thảm họa Indonesia cho biết các đám cháy do nông dân Indonesia đốt rừng phát hoang này đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 10 người. Ngoài ra, hơn 40 triệu người Indonesia phải hít thở bầu không khí khói bụi và 500.000 người mắc các bệnh về đường hô hấp.
Chính quyền Indonesia ước tính tổn thất do cháy rừng, khói mù gây ra có thể lên đến hơn 33 tỉ USD. Giáo sư Eric Meijaard thuộc Trường ĐH Queensland (Úc) gọi nạn cháy rừng ở Indonesia khiến khói mù bao phủ khắp các nước Đông Nam Á là “tội ác môi trường lớn nhất thế kỷ 21”.
Vị chuyên gia này cho rằng Chính phủ Indonesia chưa nhận ra mức độ nghiêm trọng của thảm họa, đồng thời cũng chưa có các bước đi nghiêm khắc để chặn đứng nạn đốt rừng ở Sumatra và Borneo để lấy đất trồng cọ.
Bình luận (0)