Noreabang vốn rất thịnh hành dưới thời cố Chủ tịch Kim Jong-il, đã buộc phải đóng cửa khi Bình Nhưỡng gia tăng các biện pháp đàn áp sau vụ thanh trừng ông Jang Song-thaek , từng được mệnh danh là nhân vật quyền lực số 2 tại Bình Nhưỡng, đồng thời là chú dượng của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo NKIS - một trung tâm nghiên cứu có trụ sở ở Seoul do những người tị nạn Triều Tiên lập ra, ông Kim Jong-un gần đây bắt đầu khuyến khích người dân trở lại với thú vui hát karaoke trong nỗ lực cải thiện đạo đức xã hội.
Đây không phải lần đầu tiên Bình Nhưỡng tìm cách phổ biến các Noreabang. Hồi tháng 12-2008, báo Rodong Shinmun đưa tin Chủ tịch Jong-il còn gửi các máy hát karaoke tới các đơn vị quân đội nhằm tôi luyện đạo đức cho các binh sĩ. Ông còn hứa sẽ gửi thêm các máy hát này khi được phản ánh các chiến sĩ rất ưa chuộng cách thức rèn luyện đạo đức này.
Tuy nhiên, các phòng hát Noreabang này cũng được cho là con dao hai lưỡi bởi chúng gây ra tình trạng sở hữu cá nhân và làm giàu cho giới chủ vốn không được chấp nhận ở Triều Tiên.
Mặc dù tất cả các phòng hát này thuộc sở hữu của chính phủ, nhưng những người thực sự sử dụng chúng lại là các đối tượng tư nhân. Dù vẫn phải trích một số lợi nhuận nộp cho nhà nước nhưng những ông chủ/bà chủ của các phòng hát vẫn giàu lên trông thấy. Do đó, hoạt động của các noreabang luôn bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ. Chẳng hạn, cố Chủ tịch Kim Jong-il đã ra chỉ thị đóng cửa một quán noreabang nổi tiếng hồi tháng 12-2011 với lý do là các hoạt động ở đó suy đồi và chủ sở hữu phòng hát này chạy theo chủ nghĩa tư bản. Lúc bấy giờ, norebang này phổ biến đến nỗi các quan chức cấp cao nước này còn xếp hàng chờ tới lượt vào hát.
Những lát cắt mới nhất về Triều Tiên
Nhiếp ảnh gia Đan Mạch Ulrik Pedersen vừa có một chuyến du lịch tại Triều Tiên và ghi nhận được những hình ảnh mới nhất từ đất nước bí ẩn nhất thế giới này.
Bình luận (0)