xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kế hoạch hòa đàm Syria có nguy cơ chậm lại

H.Bình (Theo Reuters)

(NLĐO) - Sau 4 tháng Nga tới tấp không kích ở Syria, lực lượng nổi dậy tổn thất không ít, Tổng thống Bashar al-Assad được trợ lực đáng kể, trong khi Liên Hiệp Quốc ra sức tổ chức hòa đàm.

Phiến quân ở phía Tây bị giáng nhiều đòn mạnh hơn, còn ở phía Đông và những khu vực trung tâm Syria, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng đang chịu áp lực và cắt giảm lương các tay súng do các hoạt động buôn lậu dầu đang giảm dần khi giá lao dốc.

Tuần trước, quân đội chính phủ Syria đã giành lại quyền kiểm soát thị trấn Salma thuộc tỉnh Latakia, vốn là một trong những nơi quan trọng, kể từ khi bắt đầu có sự can thiệp của Nga.

Quan chức thân cận với Damascus nói rằng phong tỏa biên giới phía Tây Bắc với Thổ Nhĩ Kỳ hiện là ưu tiên hàng đầu. Một chỉ huy trong nhóm phiến quân Ahrar al-Sham cho biết chính phủ và các đồng minh đang cố gắng tiến về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để tìm cách cô lập Syria khỏi nước láng giềng này.

 

Quân đội Syria Tự do (FSA) chuẩn bị cho một cuộc tấn công IS ở phía Bắc Aleppo. Ảnh: REUTERS
Quân đội Syria Tự do (FSA) chuẩn bị cho một cuộc tấn công IS ở phía Bắc Aleppo. Ảnh: REUTERS

 

Ông Jamil al-Saleh, một chỉ huy thuộc Quân đội Syria Tự do (FSA), nhận định: “Hầu hết các vùng do phe đối lập kiểm soát đều chuyển sang phòng thủ giữa lúc Nga huy động một lượng lớn lực lượng cùng với việc triển khai lượng lớn các máy bay chiến đấu, đạn dược không giới hạn”.

Ông Saleh cho biết thêm viện trợ quân sự từ những nước ủng hộ phiến quân - bao gồm Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ - thực tình không đủ để giúp họ đối đầu với những cuộc tấn công, vốn còn nhận được hỗ trợ trên mặt đất từ Iran. Các nguồn tin quân sự tiết lộ các kho vũ khí của quân nổi dậy đã bị phá hủy.

Trong tình hình đó, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura đang chạy đua để khởi động cuộc hòa đàm về Syria dù thừa nhận kế hoạch này có thể bị chậm lại. Ông Mistura hôm 20-1 nhận định đàm phán hòa bình có thể không bắt đầu như kế hoạch tại Geneva vào ngày 25-1 nhưng các cường quốc phải duy trì áp lực ngoại giao để đưa các bên ngồi vào bàn đàm phán.

 

Đứa bé bồng em đứng giữa đống đổ nát không cuộc không kích ở thị trấn Douma Ảnh: REUTERS
Đứa bé bồng em đứng giữa đống đổ nát không cuộc không kích ở thị trấn Douma Ảnh: REUTERS

 

Quan chức này tin rằng Nga, đồng minh của Syria, không muốn can dự quá lâu vào cuộc xung đột. Ngoài ra, mặc dù đang có bất đồng song, theo ông Mistura,Iran và Ả Rập Saudi “có thể nhận ra rằng đã đến lúc cần cố gắng tìm một giải pháp chính trị (về Syria) và đó sẽ là một sự thỏa hiệp”.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Sergei Lavrov của Nga đã bàn thảo về cuộc chiến ở Syria tại Thụy Sĩ trước khi tham dự Diễn đàn kinh tế Davos.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo