xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kèo trên

Hoàng Phương

“Tình trạng di cư hỗn loạn đến châu Âu đang đến hồi kết” - ông Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, tuyên bố chắc nịch sau khi hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Thổ Nhĩ Kỳ khép lại ở thủ đô Brussels - Bỉ hôm 8-3.

Có thể hiểu được sự tự tin của ông Tusk. Sau 12 giờ thương thảo căng thẳng, hai bên đã nhất trí về những nguyên tắc của một kế hoạch “táo bạo” và “thay đổi cuộc chơi” - như lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu - nhằm đối phó cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến II.

Hầu hết người di cư đến châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ trong lúc nước này còn đang “nuôi” 2,7 triệu người chạy trốn cuộc nội chiến ở nước Syria láng giềng. Vì thế, các nhà lãnh đạo EU nói chung và Thủ tướng Đức Angela Merkel nói riêng đang đặt cược vào Ankara để tìm lối thoát.

 


Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu (trái), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (giữa) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker tại cuộc họp báo ở Brussels hôm 8-3. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu (trái), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (giữa) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker tại cuộc họp báo ở Brussels hôm 8-3. Ảnh: Reuters

Hiểu được vị thế này, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường mặc cả. Theo một số nguồn tin, Ankara đòi EU hỗ trợ thêm 3 tỉ euro trong 2 năm tới (bên cạnh con số 3 tỉ euro đã cam kết trước đó), áp dụng chế độ khu vực Schengen cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 6 (thay vì cuối năm) và đẩy nhanh thương thảo vấn đề nước này gia nhập EU.

Tuy nhiên, ông Davutoglu cũng khiến các nhà lãnh đạo EU ngạc nhiên khi đề nghị nhận lại toàn bộ người di cư trái phép đi từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp - một bước đi không chỉ giảm sức ép lên một Athens đang nợ nần đầm đìa mà còn cả EU. Thêm vào đó là đề xuất “1 đổi 1”, tức là với một người Syria được trả từ Athens về Ankara sẽ có một người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ được tái định cư hợp pháp ở châu Âu. Theo thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, những đề xuất nghiêm túc này cho thấy Ankara không hề có ý “tống tiền” EU mà chỉ muốn cộng đồng quốc tế chia sẻ gánh nặng từ người tị nạn Syria.

Nói gì thì nói, rõ ràng lúc này EU cần Thổ Nhĩ Kỳ hơn là ngược lại. Trang Politico nhận định việc các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố hoan nghênh đề xuất của Ankara chứng tỏ khối này “khao khát” một thỏa thuận đến dường nào, để từ đó chấm dứt cuộc khủng hoảng đang thử thách nghiêm trọng sự đoàn kết giữa các thành viên.

Dù vậy, EU vẫn dè dặt hoãn đưa ra quyết định cuối cùng cho đến hội nghị thượng đỉnh EU tiếp theo (dự kiến vào ngày 17 và 18-3). Đã xuất hiện lo ngại rằng việc EU chấp nhận các điều kiện của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiết lập một tiền lệ nguy hiểm - những nguyên tắc dân chủ cốt lõi của khối trở thành “vật đổi chác”.

Những người chỉ trích lo ngại EU bị mất uy tín nghiêm trọng nếu nhắm mắt đáp ứng các yêu cầu của Ankara, nhất là khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bị chỉ trích có biểu hiện độc tài thông qua những bước đi thâu tóm quyền lực và trấn áp người chống đối. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU xem ra khó có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận “trả giá” nhiều hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo