xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 20 của APEC

Theo TTXVN

Ngày 8-9, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 20 đã chính thức khai mạc tại thành phố cảng Vladivostok của Liên bang Nga với sự tham gia của lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên. Chủ tịch nước ta Trương Tấn Sang đã dự hội nghị.

img



Hội nghị thượng đỉnh APEC lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu 20 năm kể từ khi các nhà lãnh đạo APEC gặp nhau lần đầu tiên tại thành phố Seattle của Mỹ.
 
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của APEC diễn ra tại LB Nga. Dự kiến ông sẽ chủ trì hai phiên họp toàn thể với ý tưởng chủ đạo là coi liên kết như là sự bảo đảm để tăng trưởng kinh tế trong APEC.
 
Nước Nga đã chuẩn bị rất kỹ càng cho lần đầu tiên đăng cai Hội nghị cấp cao APEC, được coi là hoạt động đối ngoại hết sức quan trọng, góp phần tiếp tục nâng cao vị thế của nước Nga sau khi chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 22-8 vừa qua. 
 
Theo chương trình nghị sự được nước chủ nhà công bố, hội nghị năm nay tập trung thúc đẩy 4 trọng tâm hợp tác, gồm: tự do hóa thương mại, đầu tư và liên kết kinh tế khu vực, tăng cường bảo đảm an ninh lương thực, thiết lập các chuỗi cung ứng đáng tin cậy và thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo. Trong đó, tự do thương mại sẽ là nội dung được chú trọng nhất trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng. 
 
Trước sự bế tắc kéo dài của vòng đàm phán Doha về tự do thương mại toàn cầu, các nền kinh tế APEC dự kiến sẽ tập trung nhiều vào việc thúc đẩy các liên kết kinh tế-thương mại-đầu tư trong khu vực, trong đó có Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương. Giới phân tích đánh giá những vấn đề này có ý nghĩa hết sức then chốt đối với APEC 2012 cũng như từng thành viên trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và các thách thức an ninh phi truyền thống trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
 
Hội nghị thượng đỉnh tại Vladivostok dự kiến kết thúc vào ngày 9-9 với việc thông qua Tuyên bố của giới lãnh đạo các nền kinh tế APEC. Được biết, Thủ tướng Australia Julia Gillard đã vắng mặt trong phiên khai mạc do phải gấp rút trở về nước vì cha bà vừa qua đời.
 
Với 21 nền kinh tế thành viên, APEC hiện là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được đánh giá là phát triển năng động nhất của kinh tế toàn cầu, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng cũng như thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực. Thành viên APEC bao gồm các cường quốc kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, và cả các nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
 
Tổng thống Nga Putin hội đàm với nhiều lãnh đạo cấp cao APEC
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC - 2012) đang diễn ra tại Vladivostok, LB Nga, ngày 8-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành các cuộc gặp và hội đàm với nhiều lãnh đạo cấp cao các nền kinh tế APEC.

Phát biểu tại cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, Tổng thống Putin nhấn mạnh giữa Nga và Nhật Bản đã thiết lập được các cuộc tiếp xúc kinh doanh thường xuyên ở các cấp, trong đó có cấp cao. Nhờ đó, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng lên và trong năm ngoái đã đạt mốc 30 tỉ USD. Theo ông Putin, cuộc gặp cấp cao Nga - Nhật lần này sẽ góp phần củng cố mối quan hệ kinh tế - thương mại song phương. Về phần mình, Thủ tướng Noda đánh giá tích cực sự phát triển mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước, đồng thời hoan nghênh việc Nga quan tâm đến việc phát triển vùng Viễn Đông.

Tổng thống Putin và Thủ tướng Noda đã chứng kiến lễ ký ba văn kiện hợp tác giữa Nga và Nhật Bản gồm Văn bản ghi nhớ (MOU) giữa Tập đoàn công nghiệp khí đốt Gazprom (Nga) và Cơ quan tài nguyên thiên nhiên và năng lượng (Nhật Bản) về dự án xây dựng Nhà máy khí đốt hóa lỏng tại Vladivostok, Hiệp định đấu tranh chống đánh bắt trái phép hải sản tại vùng biển giữa hai nước và Hợp đồng xây dựng tổ hợp hóa xenluylô tại khu Krasnoyarsk, Nga.

* Tại cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, ông Putin nhấn mạnh Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Nga tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương, song khối lượng đầu tư chưa phát triển tương xứng. Theo ông Putin, trong thời gian gần đây, các mối quan hệ kinh tế được đa dạng hóa và bày tỏ rất hài lòng về mức độ hợp tác chính trị giữa hai nước. Đáp lại, Tổng thống Lee Myung-bak nêu rõ mặc dù thời gian qua, quan hệ kinh tế quốc tế không thuận lợi, song mối quan hệ giữa hai nước vẫn phát triển tích cực, đồng thời bày tỏ hy vọng xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Ông Lee Myung-bak cũng đề cập tới khả năng xóa bỏ chế độ thị thực giữa hai nước nhằm giúp tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Nga và Hàn Quốc trong năm 2011 tăng 40%, so với năm trước đó, đạt mức kỷ lục 25 tỉ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2012, thương mại hai chiều đạt mức 4,2% và đầu tư của Hàn Quốc vào Nga là gần 3 tỉ USD.

* Tại cuộc gặp với Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Tổng thống Putin cho rằng mặc dù tổng khối lượng hợp tác kinh tế-thương mại giữa Nga - Malaysia trong năm 2011 giảm xuống, nhưng quan hệ song phương vẫn phát triển rất tích cực.
Về phần mình, Thủ tướng Razak tán thành đánh giá của ông Putin về phát triển quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong ngành vũ trụ, hàng không.
 
Malaysia đang mở rộng việc mua kỹ thuật quân sự, máy bay Sukhoi và những kỹ thuật quân sự khác của Nga. Ngoài ra, hai bên còn thỏa thuận áp dụng những biện pháp nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và du lịch. Trong khi đó, theo ông Yury Usakov, trợ lý Tổng thống Nga, Malaysia hiện là đối tác kinh tế ưu tiên của Nga tại khu vực Đông Nam Á. Trong năm 2011, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Nga - Malaysia đạt 1,935 tỉ USD, tăng 13% so với năm trước đó.

* Trong cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, ông Putin khẳng định Thái Lan là đối tác tin cậy và lâu đời của Nga. Năm nay hai nước sẽ năm kỷ niệm 115 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Theo ông Putin, Nga - Thái Lan có mối quan hệ hợp tác kinh tế phát triển tích cực, cụ thể, trong năm 2011, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa đã vượt quá 4 tỉ USD.

* Tổng thống Putin cũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Canada Stephen Harper để thảo luận vấn đề phát triển mối quan hệ song phương, trong đó có việc hợp tác khai thác Bắc Cực.

Theo ông Putin, kể từ năm 2000 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều Nga/Canada đã tăng 8 lần, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước, và bày tỏ hy vọng rằng trong khuôn khổ những cơ cấu đã được thành lập, cùng những triển vọng mà giới chuyên gia đã nêu ra, trong thời gian tới, hai nước sẽ có thể hợp tác hiệu quả hơn. Về phần mình, Thủ tướng Harper nhấn mạnh cuộc gặp này diễn ra vào năm hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời chúc mừng Nga trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo ông Harper, việc Nga gia nhập WTO mang lại cho "xứ sở Bạch dương" nhiều cơ hội kinh tế hơn.

* Trong cuộc gặp với Tổng thống Peru Humala Ollanta, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc Nga sẽ giúp đào tạo 200 binh sĩ Peru tại các trường đại học quân sự của Nga. Ngoài ra, lãnh đạo hai nước còn thảo luận các lĩnh vực hợp tác khác như năng lượng, ngư nghiệp, kỹ thuật quân sự vào giáo dục.
 
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo