xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khắp nơi đau đầu với tin giả

LỤC SAN

Năm 2019, các chiến dịch thông tin sai lệch đã diễn ra ở ít nhất 70 quốc gia, so với 28 quốc gia trong năm 2017

Tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York - Mỹ ngày 26-9 (giờ địa phương), 20 quốc gia đã ký một thỏa thuận nhằm ngăn chặn sự lan truyền trực tuyến tin giả.

Các bên ký kết - trong đó có Pháp, Anh và Ấn Độ, Nam Phi, Canada - cam kết quảng bá thông tin "được báo cáo độc lập, đa dạng và đáng tin cậy" trên internet, theo một thỏa thuận được khởi xướng bởi tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF). RSF cho biết thỏa thuận này nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà cung cấp internet trong việc thúc đẩy nội dung đáng tin cậy để thoát khỏi "sự hỗn loạn thông tin" hiện tại.

Khắp nơi đau đầu với tin giả - Ảnh 1.

Bên trong Trung tâm Chống tin giả sắp mở cửa ở Thái Lan Ảnh: COCONUTS BANGKOK

Theo trang Engadget, thông tin sai lệch là mối đe dọa lớn đối với các công ty công nghệ, xã hội, thậm chí cả nền dân chủ - và nó chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Năm 2019, các chiến dịch thông tin sai lệch đã diễn ra ở ít nhất 70 quốc gia, tăng vọt đáng kể 28 quốc gia trong năm 2017 - theo báo cáo mới đây của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Internet Oxford tại Trường Đại học Oxford. Báo cáo cho thấy mức độ phổ biến của vấn đề thông tin và tuyên truyền sai lệch dựa trên internet đã trở nên phổ biến như thế nào.

Tuần trước, mạng xã hội Twitter đã đóng cửa hàng ngàn tài khoản trên toàn thế giới vì phát tán thông tin sai lệch, bao gồm cả một số thông điệp giả tạo ủng hộ Ả Rập Saudi như một phần của cuộc chiến tuyên truyền khu vực. Tháng trước, Facebook đã xóa các tài khoản giả ở Ai Cập, Ả Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vì đăng thông tin sai lệch.

Twitter đã cấm hàng ngàn tài khoản bên ngoài Trung Quốc vì phát tán thông tin sai lệch và Facebook đã đóng cửa hơn 2 tỉ tài khoản giả trong năm 2019.

Theo báo Washington Post, một nghiên cứu về 100.000 hình ảnh chính trị được chia sẻ trên ứng dụng WhatsApp ở Brazil trong cuộc bầu cử tới năm 2018 cho thấy hơn một nửa có thông tin sai lệch hoặc sai lệch.

Đối phó với tin giả, các nhà lập pháp Singapore đã thông qua dự luật phạt tù 10 năm và phạt tiền lên tới 1 triệu SGD đối với tội phát tán tin không chính xác trên mạng. Còn Indonesia đã thiết lập "phòng chiến tranh" 24 giờ, trước cuộc bầu cử năm 2019, để chống lại những trò lừa bịp và tin giả.

Ngày 1-11 tới đây, Bộ Kinh tế số và Xã hội Thái Lan mở cửa Trung tâm Chống tin giả - tập trung vào 4 lĩnh vực mà tin sai lệch có thể tác động đến công chúng, gồm: thảm họa thiên nhiên như lụt lội, động đất, vỡ đập và sóng thần; nền kinh tế, lĩnh vực tài chính và ngân hàng; các sản phẩm y tế, các mặt hàng nguy hiểm và các hàng hóa phi pháp; cuối cùng là các chính sách. Theo trang The Phuket News, trung tâm sẽ xác định thông tin hoặc dữ liệu nào có thể không đúng sự thực để xác minh, phân tích và làm rõ trước công chúng, thông qua 3 kênh: website, Facebook và ứng dụng Line. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo