Theo hiến pháp của công quốc có diện tích chỉ khoảng 2 km2 này, em bé chào đời trước sẽ được xếp trước trong hàng thừa kế vốn ưu tiên các hoàng tử. Chưa rõ điều gì sẽ xảy ra nếu một công chúa được hạ sinh trước.
Năm 2002, khi hoàng tử Albert đã 44 tuổi mà vẫn độc thân, cha ông là hoàng thân Rainier lẳng lặng đổi luật để mở đường cho các công chúa Caroline, Stephanie và con cái của họ bước vào hàng thừa kế.
Đây là biện pháp đề phòng trường hợp Albert không có người thừa kế chính thức dù ông hoàng phong lưu không hề che giấu việc có 2 đứa con ngoài giá thú, gồm cô con gái 22 tuổi Grace Grimaldi với một nữ phục vụ bàn người Mỹ tên Tamara Rotolo và cậu con trai 11 tuổi Alexandre Coste với người phụ nữ Togo tên Nicole Coste.
Sau khi được xét nghiệm ADN, cả hai dù không có cơ hội ngồi vào ngai vàng nhưng đều có quyền thừa kế một phần tài sản của người cha giàu có đang sở hữu không dưới 1 tỉ USD.
Niềm vui sắp làm cha mẹ của vợ chồng hoàng thân Albert II
có chút băn khoăn về chuyện thừa kế ngai vàng. Ảnh: AP
Tưởng như trung thành với chủ nghĩa độc thân nhưng cách đây 3 năm, hoàng thân Albert bất ngờ kết hôn với cựu vận động viên bơi lội Olympic Charlene người Nam Phi ở tuổi 53. Niềm vui nối tiếp, cặp đôi hoàng gia hạnh phúc báo tin họ sắp lên chức cha mẹ hồi tháng 6 vừa qua. Câu chuyện nối ngôi tưởng không còn gì bàn cãi cho đến khi hoàng hậu Charlene công bố đó là song thai.
Việc một gia đình quý tộc có con song sinh là rất hiếm nhưng không phải chưa từng xảy ra. Trường hợp gần đây nhất là vào năm 2009 khi David Cholmondeley, hầu tước thứ 7 của dòng họ hoàng gia Cholmondeley (Vương quốc Anh), cùng phu nhân Rose Hanbury - một người mẫu kém ông 23 tuổi - đón chào cặp song sinh Alexander Hugh George và Oliver Timothy George.
Chỉ chào đời sớm hơn vài phút, Alexander được thừa kế toàn bộ tước vị cũng như phần lớn khối tài sản khoảng 100 triệu USD của cha, trong đó có lâu đài lịch sử Houghton Hall và lâu đài Cholmondeley rộng 7.500 ha.
Bình luận (0)