xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bầu cử Mỹ: Kịch bản đáng sợ

Huệ Bình - Cao Lực

Nếu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử dù vẫn thua số phiếu phổ thông trong cuộc bầu cử năm 2020, ông Joe Biden và phần lớn nước Mỹ được cho là không dễ dàng chấp nhận kết quả này

Ngay cả khi nhiều cuộc thăm dò cho thấy ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước Tổng thống Donald Trump trước ngày bầu cử 3-11, bài học từ cuộc bầu cử 4 năm trước cho thấy bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra.

Khủng hoảng hiến pháp kéo dài?

Một số chuyên gia đã nói đến viễn cảnh kết quả cuộc đua quá sít sao đến nỗi không ai chịu thua. Điều này khiến người ta nhớ đến cuộc đối đầu giữa ông George W. Bush của Đảng Cộng hòa và ông Al Gore của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2000. Thời điểm đó, ông Bush thua đối thủ 540.000 phiếu phổ thông nhưng lại nhận 271 phiếu đại cử tri, nhiều hơn 1 phiếu so với mức tối thiểu để giành chiến thắng. Điều đáng nói là kết quả này phụ thuộc hoàn toàn vào 25 phiếu đại cử tri tại bang Florida nhưng sự việc không rõ ràng vào cuối đêm bầu cử, dẫn đến nhiều tranh cãi.

Ê-kíp tranh cử của ông Al Gore khi đó yêu cầu các quan chức tại 4 trong số các hạt lớn nhất của Florida kiểm lại phiếu bằng tay. Những lá phiếu được bỏ theo hình thức cử tri đục vào lỗ bên cạnh tên ứng viên. Ba tuần sau ngày bầu cử, Florida tuyên bố ông Bush thắng với cách biệt 537 phiếu.Ông Al Gore nghi ngờ về con số đó và tòa án cấp cao nhất của bang ra lệnh kiểm lại hàng ngàn lá phiếu đã bị máy đếm từ chối vì chúng không được đục lỗ hoàn toàn, vẫn còn mẩu giấy nhỏ dính vào lá phiếu.

Tòa án Tối cao Mỹ ra lệnh dừng việc kiểm phiếu này vào ngày 12-12, tức là 6 ngày trước khi cử tri đoàn nhóm họp. Tòa ra phán quyết rằng hiến pháp đã bị vi phạm do các hạt sử dụng những tiêu chuẩn kiểm phiếu khác nhau. Sau cùng, ông Al Gore nhận thua và nói rằng không muốn nước Mỹ tiếp tục rơi vào cảnh đấu đá đảng phái.

16 năm sau đó, kịch bản tương tự lặp lại. Trong một chiến thắng đi ngược lại hầu hết cuộc thăm dò trước bầu cử, ứng viên Donald Trump của Đảng Cộng hòa đánh bại đối thủ Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ nhờ thắng thuyết phục số phiếu đại cử tri (304-227) dù thua đối thủ đến 2,8 triệu phiếu phổ thông. Theo trang History.com, cả hai cuộc bầu cử đều dẫn đến những lời kêu gọi bãi bỏ phiếu đại cử tri thành hệ thống "một người, một phiếu bầu" đơn giản hơn nhưng mọi chuyện vẫn giẫm chân tại chỗ cho đến giờ.

Theo Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI), có rất nhiều lý do để lo rằng cuộc bầu cử năm nay có thể đẩy Mỹ vào khủng hoảng hiến pháp kéo dài, thậm chí có thể dẫn đến bạo lực dân sự. Nếu ông Trump tái đắc cử dù thua số phiếu phổ thông, ông Biden và phần lớn nước Mỹ có thể không dễ dàng chấp nhận kết quả thua cuộc như bà Hillary hoặc ông Al Gore. Trong trường hợp Tòa án Tối cao một lần nữa phán quyết chấm dứt việc kiểm lại phiếu như trong cuộc đối đầu giữa 2 ông Bush và Al Gore, các cuộc biểu tình lớn khắp nước Mỹ có thể xảy ra.

Bầu cử Mỹ: Kịch bản đáng sợ - Ảnh 1.

Nhân viên bầu cử xử lý hàng ngàn lá phiếu bỏ qua thư tại TP Anta Ana, bang Califorina – Mỹ hôm 2-11 Ảnh: REUTERS

Thủ tục phức tạp

Mọi chuyện cũng trở nên phức tạp hơn nếu kết quả cuộc bầu cử không xác định được ứng viên giành ít nhất 270 phiếu đại cử tri cần thiết hoặc các ứng viên có số phiếu đại cử tri ngang nhau. Khi đó, số phận chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng sẽ rơi vào tay các hạ nghị sĩ mới được bầu trong bầu cử ngày 3-11, theo Tu chính án 12. Cụ thể, hạ viện mới sẽ phải bầu chọn tổng thống từ 3 ứng viên có nhiều phiếu đại cử tri nhất. Phái đoàn hạ nghị sĩ đại diện mỗi bang sẽ được trao một phiếu bầu và một ứng viên cần 26 phiếu để giành chiến thắng.

Đáng chú ý, thành phần đảng phái của phái đoàn sẽ quyết định lá phiếu này thuộc về ứng viên nào. Điều này đồng nghĩa chiếc ghế tổng thống có thể không được quyết định bởi đảng kiểm soát hạ viện mà bởi đảng đang chiếm đa số phái đoàn nghị sĩ bang. Trong khi đó, Thượng viện sẽ bầu chọn phó tổng thống từ 2 ứng viên có nhiều phiếu đại cử tri nhất. Mỗi thượng nghị sĩ được trao một phiếu bầu. Một ứng viên cần 51 phiếu để giành chiến thắng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu hạ viện không chọn được tổng thống trước ngày tuyên thệ vào tháng 1-2021? Khi đó, Tu chính án 20 sẽ "ra tay". Phó tổng thống sẽ lên nắm quyền cho đến khi chọn được tổng thống. Trong trường hợp không bầu được cả tổng thống lẫn phó tổng thống trước ngày tuyên thệ,

Đạo luật Kế vị Tổng thống (PSA) sẽ được áp dụng. Chủ tịch hạ viện, chủ tịch thượng viện hoặc một thành viên nội các, theo trình tự này, sẽ lên nắm quyền cho đến khi bầu được tổng thống hoặc phó tổng thống. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và Tổng thống Donald Trump đều đã chuẩn bị cho khả năng không ai giành được 270 phiếu đại cử tri, điều chưa xảy ra từ năm 1876. 

Thăm dò ý kiến

Ai sẽ đắc cử tổng thống Mỹ 2020?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo