xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế thế giới gặp nhiều thách thức

Anh Thư

Triển vọng kinh tế thế giới đang bị đè nặng bởi nợ nần, lạm phát và xung đột

Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra tại TP Marrakech - Morocco từ ngày 9 đến 14-10. 

Theo Reuters, các cuộc thảo luận xoay quanh triển vọng kinh tế thế giới bị đè nặng bởi nợ nần, lạm phát và xung đột; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng tăng giữa các quốc gia và những nỗ lực đối phó biến đổi khí hậu.

Theo dự báo mới nhất của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ lần lượt tăng trưởng 3% trong năm nay và 2,9% vào năm tới. Con số này vào năm ngoái là 3,5%. Trong khi đó, lạm phát toàn cầu sẽ giảm từ 6,9% của năm nay xuống mức 5,8% trong năm tới. 

Đây là những dự báo được cập nhật trước khi xung đột Israel - Hamas leo thang và hầu hết chuyên gia nhất trí rằng vẫn còn quá sớm để nhận định cuộc khủng hoảng này sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế thế giới.

Kinh tế thế giới gặp nhiều thách thức - Ảnh 1.

Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Tiền tệ quốc tế (IMFC) Nadia Calvino (trái) và Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva tại cuộc họp báo ở TP Marrakech - Morocco hôm 14-10. Ảnh: REUTERS

Gánh nặng nợ nần của một số nền kinh tế phát triển là chủ đề được nói đến nhiều sau khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trong những tuần gần đây. Một lĩnh vực chính sách có thể chịu tác động dây chuyền là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 

Ông Vitor Gaspar, người đứng đầu bộ phận tài chính của IMF, cảnh báo các chính sách dựa trên trợ cấp hiện tại sẽ không giúp đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và việc mở rộng quy mô chúng sẽ làm bùng nổ nợ công.

Lãi suất cao hơn, đồng USD mạnh và những bất ổn địa chính trị cũng mang đến không ít thách thức cho thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ đang nghiên cứu kế hoạch cải cách, trong đó tập trung vào giảm lạm phát. 

Trong khi đó, một số nước đang tìm cách tránh rơi vào cảnh nợ nần hoặc tìm kiếm thỏa thuận tái cấu trúc nợ với các chủ nợ. Một số vấn đề khác, như xung đột ở Ukraine, chủ nghĩa bảo hộ thương mại, căng thẳng Mỹ - Trung Quốc... khiến hội nghị gặp khó trong việc tìm tiếng nói chung.

Dù vậy, IMF hôm 14-10 thông báo các nước thành viên nhất trí tăng mức đóng góp tài chính cho tổ chức này, cũng như đồng ý trao cho châu Phi thêm một ghế trong Ban Điều hành IMF. 

Theo các lãnh đạo của IMF và WB, việc gia tăng đóng góp giúp các thể chế tài chính đa phương này có thể hỗ trợ tốt hơn cho những nước bị ảnh hưởng bởi nghèo đói và biến đổi khí hậu.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo