xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế toàn cầu nhận tin buồn

CAO LỰC

Bất ổn xã hội và căng thẳng địa chính trị leo thang cũng là những yếu tố khiến triển vọng kinh tế toàn cầu bị đe dọa

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 25-1 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay còn 4,4%, so với mức 5,9% của năm ngoái và giảm nửa điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

 "Kinh tế thế giới bước vào năm 2022 với một vị thế yếu hơn so với nhận định ban đầu" - IMF cảnh báo, đồng thời khẳng định biến thể Omicron, chuỗi cung ứng gián đoạn và lạm phát phi mã là những yếu tố chính khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại trong năm 2022, đặc biệt là ở 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ và Trung Quốc.

Báo cáo của IMF dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay của Mỹ và Trung Quốc chỉ tăng lần lượt 4% và 4,8%, thấp hơn lần lượt 1,2 điểm phần trăm và 0,8 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10-2021.

Kinh tế toàn cầu nhận tin buồn - Ảnh 1.

Một quầy thực phẩm vắng khách ở TP Mexico City - Mexico hôm 19-1 Ảnh: REUTERS

Cũng trong ngày 25-1, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF Gita Gopinath khẳng định tổng thiệt hại kinh tế từ đại dịch Covid-19 có thể chạm ngưỡng 13.800 tỉ USD đến hết năm 2024 và khoảng cách phục hồi giữa các nước sẽ gia tăng.

 Trong khi các nền kinh tế phát triển có thể trở lại xu hướng tiền đại dịch ngay vào năm nay, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tiếp tục chịu tổn thất sản lượng đầu ra đáng kể trong trung hạn.

Bất ổn xã hội và căng thẳng địa chính trị leo thang cũng là những yếu tố khiến triển vọng kinh tế toàn cầu bị đe dọa, bà Gopinath nhấn mạnh giữa lúc căng thẳng Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng 2% trong phiên giao dịch cùng ngày. 

Theo đài CNBC, giá vàng cũng tăng lên mức cao chưa từng thấy trong hơn 2 tháng qua vì căng thẳng địa chính trị, với giá vàng giao ngay có thời điểm chạm mốc 1.852,65 USD/ounce - mức đỉnh kể từ ngày 19-11-2021. 

Tại châu Á, thị trường chứng khoán trải qua phiên giao dịch đầy biến động hôm 26-1, một ngày sau khi chứng khoán Mỹ giảm điểm vì những nỗi lo liên quan đến kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ.

 Chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Component của Trung Quốc tăng lần lượt 0,6% và 0,7% trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (Trung Quốc) "bất động" ở giờ giao dịch cuối cùng. Tại những nơi khác trong khu vực, chỉ số Nikkei và Topix của Nhật Bản giảm lần lượt 0,44% và 0,25%, còn chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,91%.

Theo Reuters, sau phiên họp 2 ngày kết thúc vào ngày 26-1, FED đã phát tín hiệu về kế hoạch nâng lãi suất vào tháng 3 để tập trung giải quyết lạm phát vốn đang ở mức rất cao tại Mỹ, tạm gác lại những rủi ro kinh tế xoay quanh Covid-19, biến động thị trường và nguy cơ Nga tấn công Ukraine.

Thậm chí, những diễn biến phức tạp trên trường quốc tế có thể khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Chính sách phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc cũng đồng nghĩa các chuỗi cung ứng toàn cầu có thể trở lại trạng thái bình thường chậm hơn trong khi xung đột vũ trang Nga - Ukraine (nếu có) cũng khiến lạm phát gia tăng.

"Hậu quả đối với thị trường năng lượng nhiều khả năng sẽ là giá dầu và khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng, khiến chi phí năng lượng leo thang ở nhiều quốc gia" - bà Gopinath khẳng định.

Ngoài ra, xung đột Nga - Ukraine cũng có thể tác động tiêu cực đến giá lúa mì và các loại hạt, làm cho lạm phát giá lương thực thêm tồi tệ giữa khủng hoảng Covid-19.

Ukraine và Nga (cùng với Kazakhstan, Romania) là 4 quốc gia xuất khẩu lớn, vận chuyển các loại hạt từ các cảng ở biển Đen và bất cứ động thái quân sự hoặc lệnh trừng phạt nào ở khu vực này cũng ảnh hưởng tới giá lúa mì, theo chuyên gia Dominic Schnider thuộc Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ). 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo