xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỳ nghỉ hè "nóng bỏng"

Bài và ảnh: Hoàng Oanh (từ TP Vejle - Đan Mạch)

Trung tuần tháng 7 vừa qua, gia đình tôi từ Đan Mạch xuống miền Nam nước Pháp du lịch. Đây cũng là thời điểm nghỉ hè quen thuộc của dân Bắc Âu, nước Anh… và điểm đến chủ yếu là các nước Nam Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Ý... - nơi vừa có ánh nắng và biển ấm áp vừa có giá cả dễ thở hơn.

Thế nhưng, các bản tin cho biết năm nay, nhiều người dân Đan Mạch chọn nghỉ hè tại chỗ. Nguyên nhân là... nóng! Trong hành trình ngồi tàu hỏa từ Đan Mạch đến Đức rồi Pháp, chúng tôi đã sớm nếm mùi nhiệt độ xấp xỉ 35 độ C trong khi nghe tin ở Ý và Hy Lạp đều vượt mốc 40 độ C.

Ban đầu đi ven biển, tuy nóng nhưng có gió nên chúng tôi vẫn chịu được. Càng đi sâu vào lục địa, cái nóng càng khó chịu và khô khốc. 

Những ngày lưu lại Monaco, Nice, Marseille, tôi chứng kiến cảnh khách du lịch - bao gồm cả nhà tôi - chẳng muốn làm gì, chỉ thích vô bóng râm tránh nắng, ăn kem, uống nước chanh. Chính vì vậy, các quán kem, tiệm nước chanh luôn đông nghẹt người xếp hàng.

Kỳ nghỉ hè nóng bỏng - Ảnh 1.

Du khách ở TP Orange, cách không xa thủ phủ Avignon của vùng Provence - Pháp

Dân địa phương kể 2 năm nay nóng nhiều, gây ra hạn hán, thiếu nước. Ý, Hy Lạp còn khủng hoảng hơn, phải đối mặt với cháy rừng. 

Cái nắng như thiêu đốt khiến ban ngày ít hoạt động, ban đêm mới nhộn nhịp. Dân địa phương không ra ngoài trong khoảng thời gian 11-14 giờ, lúc nắng nhất trong ngày, thêm vào đó là do văn hóa ngủ trưa của dân Nam Âu (gọi là siesta). Hầu như tất cả nhà hàng, quán xá đều đóng cửa. Chỉ có du khách là khổ! 

Còn 1-2 nhà hàng mở cửa để tranh thủ hút khách thì món ăn không ngon và giá cả trên trời. Song, vì không còn sự lựa chọn nào khác nên du khách vẫn đổ vào những nơi này.

Biết trước tình hình thời tiết, chúng tôi soạn hành lý gồm toàn quần áo chất liệu nhẹ, mỏng, mát, càng không thể quên kem chống nắng... Hãng Đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) chu đáo gửi email dặn trước hành khách nhớ uống nước, bù nước đầy đủ. 

Hệ quả của nắng nóng là con trai nhỏ của tôi nổi rôm sảy, cha con ăn ít nên đều xuống ký. Trên đường về lại Đan Mạch, tới khu vực biên giới Đức - Thụy Sĩ, trời mới mát mẻ hơn. Chồng tôi thở phào: "Tới bây giờ đầu óc mới suy nghĩ được, mấy ngày trước đó chỉ lo tránh nắng, không tận hưởng được gì".

Trời nắng nóng gây ra nhiều tranh cãi về việc sử dụng máy điều hòa. Một phần do dân châu Âu vốn không có thói quen dùng máy điều hòa, phần khác họ cho rằng loại thiết bị này tốn điện, lại thải khí nóng ra môi trường xung quanh, làm tình hình biến đổi khí hậu tồi tệ hơn… 

Khách sạn chúng tôi dừng chân ở Paris không gắn sẵn máy điều hòa nhưng phía Nam Pháp thì trang bị máy cỡ nhỏ, chỉ đủ mát một diện tích nhỏ.

Tương tự là tàu hỏa. Tàu của Đức không có máy điều hòa, tàu của Pháp có lắp nên dễ chịu hơn. Trên đường từ Paris đi Nice, tàu của chúng tôi phải dừng cả giờ để chờ cấp cứu hành khách, có thể xỉu do sốc nhiệt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo