xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lại thất vọng với Trung Quốc

Bài và ảnh: Thanh Tuấn (từ Shangri-La)

Đến bao giờ thì Trung Quốc sẽ làm rõ căn cứ của đường 9 đoạn? Sự không rõ ràng của đường 9 đoạn chính là nguyên nhân gây ra căng thẳng hiện nay

Những kỳ vọng về việc Đô đốc hải quân Trung Quốc, Tướng Tôn Kiến Quốc, sẽ có các câu trả lời về chính sách với biển Đông tại Đối thoại Shangri-La (SLD), diễn đàn an ninh hàng đầu khu vực, ở Singapore hôm 31-5 đã trở thành một thất vọng lớn.

Căng thẳng ở biển Đông chưa nghiêm trọng?

Cuốn sổ lớn với các phương án trả lời, từ vấn đề Triều Tiên cho đến tự do hàng hải, cuối cùng đã không giúp Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), có câu trả lời thỏa đáng trước các học giả và quan chức quốc phòng ở SLD. Trước đó, đã có rất nhiều kỳ vọng và thông tin Trung Quốc chuẩn bị rất kỹ cho đối thoại khi lần đầu tiên cử tướng hải quân đến “phó hội” ở hội nghị này.

Có đến 13/15 câu hỏi ở phiên thảo luận dành cho tướng Tôn, phần lớn đều là về biển Đông và chính sách của Trung Quốc, như chuyện lấn đất, liệu Bắc Kinh có dừng việc xây dựng ngoài biển hoặc có áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hay không?

Không đối đầu căng thẳng như tướng Vương Quán Trung vào năm ngoái nhưng lần này, ông Tôn né tránh hết với câu trả lời phủ đầu: “Tôi nghĩ là khu vực và trên thế giới này có những vấn đề nghiêm trọng hơn biển Đông rất nhiều. Từ khi nào mà biển Đông trở thành tâm điểm của đối thoại này?”.

Ông Tôn khẳng định lại một số lập trường quen thuộc của Trung Quốc như “chủ quyền bất khả xâm phạm”, ủng hộ hòa bình và an ninh cũng như Bắc Kinh sẽ không chịu áp lực từ bên ngoài.

Về vấn đề ADIZ, ông Tôn nhắc lại quan điểm của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh là việc áp đặt hay không tùy thuộc vào tình hình an ninh ở biển Đông. “Tình hình nhìn chung hiện tại là hòa bình và ổn định, mọi người không nên đẩy vấn đề lên” - ông nhận xét. Với một loạt câu hỏi còn lại, ông nói mọi người xem lại bài phát biểu trước đó của mình.

 

Tướng Trung Quốc Tôn Kiến Quốc đã né tránh một loạt câu hỏi về biển Đông
Tướng Trung Quốc Tôn Kiến Quốc đã né tránh một loạt câu hỏi về biển Đông

 

Trong phần câu hỏi, ông Philippe Errera, Tổng cục trưởng Tổng cục Quan hệ Quốc tế và Chiến lược - Bộ Quốc phòng Pháp, nhấn mạnh các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích của Liên minh châu Âu (EU) liên quan tới quyền tự do đi lại. Ông cho biết các tàu hải quân Pháp cách đây vài ngày sau khi thăm cảng Trung Quốc trở về đã đi qua cả Trường Sa và Hoàng Sa để khẳng định quyền tự do hàng hải.

Trong khi đó, bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington - Mỹ, đặt câu hỏi: “Ông nói tương đối rõ là việc xây dựng không cản trở tự do hàng hải. Vậy tại sao khi máy bay Mỹ đến thì hải quân Trung Quốc cảnh báo “đây là khu cảnh báo quân sự” mà theo luật quốc tế thì hoàn toàn không có? Thế có phải là không cản trở tự do đi lại? Đến bao giờ thì Trung Quốc sẽ làm rõ căn cứ của đường 9 đoạn? Sự không rõ ràng của đường 9 đoạn chính là nguyên nhân gây ra căng thẳng hiện nay?”.

Bắc Kinh hạ giọng

Cách trả lời của Trung Quốc đã khiến một loạt chuyên gia rất thất vọng.

“Tôi vô cùng thất vọng. Đây là một cơ hội bị bỏ lỡ. Ông ta chuẩn bị rất kỹ. Một quyển sổ rất lớn với các câu trả lời có đánh dấu để ông ta chỉ lật ra để trả lời nhưng cuối cùng thì ông ta né hết các câu hỏi. Tôi đã dự 9 SLD và mỗi lần Trung Quốc đều có chiến lược riêng của mình nhưng lần nào họ cũng thất bại. Năm ngoái, họ đối đầu với bài phát biểu của Bộ trưởng Chuck Hagel (người tiền nhiệm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter). Năm nay thì họ mềm mỏng hơn nhiều nhưng rõ ràng là mọi người đều rất thất vọng” - bà Glaser bày tỏ.

Trước đó, trong bài phát biểu, tướng Tôn một lần nữa nhắc lại khái niệm “khu vực với định mệnh chung” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra, đồng thời khẳng định lại các khẩu hiệu cửa miệng của Bắc Kinh về hòa bình, củng cố hòa bình, hữu nghị hay chân thành. Theo quan điểm của ông thì “tình hình biển Đông vẫn hòa bình, ổn định” và chưa bao giờ ảnh hưởng tới tự do hàng hải quốc tế.

Không chỉ trích Mỹ trực tiếp bằng tên nhưng đại diện Trung Quốc nói các nước không nên đi theo “tư duy cũ từ thời thực dân hay thời Chiến tranh lạnh” hoặc “rơi vào tiêu chuẩn kép và đưa ra những tuyên bố vô trách nhiệm... để chống nước thứ ba”. Theo ông, “các nước lớn nên có trách nhiệm..., không kéo bên này chống bên khác”, còn “nước nhỏ thì không nên kích động” và không nên làm ảnh hưởng tới an ninh khu vực.

Một điều có thể thấy là Bắc Kinh đã hạ giọng rất nhiều so với các SLD hằng năm. Tướng Trung Quốc biện hộ rằng hành động lấn đất ngoài biển là để “củng cố chức năng của các đảo, bãi san hô này” và cho nhân sự sống ở đó. Rằng việc xây dựng các cơ sở quân sự là để “thực hiện các trách nhiệm quốc tế”.

Đã thành thông lệ ở SLD vài năm nay, khi các nước và cộng đồng quốc tế liên tục chỉ trích những động thái gây hấn của Trung Quốc ngoài biển thì đại diện Bắc Kinh đáp trả lại bằng những lý lẽ rằng họ có quyền được làm như vậy. “Dù có tin chúng tôi hay không thì hãy nhìn vào hành động của chúng tôi” - ông Tôn kết thúc phần trả lời của mình.

Chuyên gia Peter Dutton của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ bình luận trên Twitter rằng “chúng tôi không lo về ADIZ, chúng tôi chỉ lo hành động của Trung Quốc”. “Mọi người sẽ rời đối thoại này với thêm lo lắng” - bà Glaser của CSIS đúc kết.

 

Một số câu hỏi bị lảng tránh

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm qua đã nhắc 2 điểm để bảo đảm hòa bình và ổn định: Cần dừng các hoạt động chiếm đất và không được quân sự hóa các đảo nhân tạo. Trung Quốc có hợp tác với các nước để dừng lại những hoạt động lấn đất và cam kết không để vũ khí tấn công trên các đảo?

Chính sách đối ngoại trên thế giới của Trung Quốc nói chung được coi là khôn ngoan, toàn diện nhưng chính sách với biển Đông thì trái ngược hẳn: đơn phương thay vì để ý tới tất cả các bên, một mình có lợi thay vì các bên đều có lợi. Ông giải thích sao sự khác biệt này?

Ông nói là Trung Quốc hợp tác, vậy xin hỏi tại sao các nước nhỏ đang cùng đối phó với Trung Quốc và ở biển Đông thì Trung Quốc đang hợp tác với ai mà cùng có lợi?...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo