xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Láng giềng bất bình việc Trung Quốc quy định đánh bắt cá ở biển Ðông

Đỗ Quyên

(NLĐO)- Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Balton sáng nay (13-6), không ít phóng viên quốc tế đưa ra những câu hỏi tập trung vào vấn đề biển Đông – nơi tham vọng bành trướng của Trung Quốc đang khiến các nước láng giềng phản đối gay gắt.

Trong suốt cuộc phỏng vấn kéo dài gần 50 phút, ông Balton không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề: ô nhiễm biển, đánh cá và sự a-xít hóa đại dương. Đây cũng là ba chủ đề chính trong cuộc hội thảo “Our Ocean” sắp diễn ra vào ngày 16-17/6 tại Washington, D.C. (Mỹ). Ông cho rằng chỉ có thông qua hợp tác quốc tế, các quốc gia trên thế giới mới có thể tìm  biện pháp hiệu quả để giải quyết thách thức trên biển, nhất là khi không ít quốc gia vẫn còn phụ thuộc nguồn cá đại dương. Sự hợp tác này đã được xây dựng trong những năm qua, song trong bối cảnh nổi lên nhiều thách thức mới đối với đại dương, cần tìm ra những giải pháp mới. 

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Balton

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Balton

Trước câu hỏi của phóng viên Bloomberg về việc Trung Quốc tự ý ra tuyên bố khẳng định quyền đánh cá của mình ở biển Đông và yêu cầu các tàu nước ngoài chấp hành yêu cầu sai trái này, ông Balton khẳng định ông biết rằng các nước láng giềng đều bất bình với những tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc và những nơi còn tồn tại tranh chấp thì những hành động đó ít nhiều là do nguồn tài nguyên. Điều quan trọng là các nước phải giải quyết được bất đồng. 

Ông Balton khẳng định những vấn đề thách thức đối với dại đương đang cực kỳ khiến Ngoại trưởng Mỹ John quan tâm. Ông Kerry sẽ chủ trì cuộc hội thảo “Our Ocean” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và các chuyên gia thế giới. “Trung bình khoảng 30% đại dương đã xảy ra hiện tượng axít hóa. Các hoạt động công nghiệp hóa đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đại dương và gây quan ngại lớn. Cuộc hội thảo được tổ chức vào thời điểm này bởi chúng ta thực sự cần phải hiểu được vấn đề sâu sắc hơn” – ông Balton nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vị Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ từ chối trả lời câu hỏi của Báo Người Lao Động về ảnh hưởng đến môi trường của hành động Trung Quốc cố tình vận chuyển vật liệu xây dựng tới Quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm xây dựng đảo nhân tạo.

Về vấn đề cá ngừ đại dương gặp nguy hiểm khi số lượng ngày càng giảm sút đáng báo động, ông Balton cho biết thời gian qua đã có nhiều biện pháp để cải thiện tình hình và một số biện pháp đã phát huy tác dụng, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm.  Vấn đề này cũng sẽ được thảo luận trong cuộc hội thảo sắp tới. 

 

Đại dương cầu cứu

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 11-6 phát động nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ đại dương vốn đang bị bủa vây bởi các vấn đề “đánh bắt ồ ạt, ô nhiễm và biến đổi khí hậu”. Ông Kerry hy vọng đây sẽ là  bước đà cho nỗ lực bảo vệ đại dương được cụ thể hóa bằng cuộc họp thượng đỉnh vào 2 ngày 16-17/6 sắp tới tại Bộ Ngoại giao. Đây là hội nghị đầu tiên hội tụ nhiều lãnh đạo thế giới, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà hoạt động môi trường nhằm nỗ lực giải quyết các đe dọa ngày càng gia tăng đối với đại dương.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo