xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạ viện Nhật ra nghị quyết về hành vi của Trung Quốc ở Hoàng Sa

P.Nghĩa (Theo Bloomberg News, Kyodo News)

(NLĐO) - Ngày 11-6, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản đã thông qua nghị quyết kêu gọi Trung Quốc kiềm chế hành vi ở vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Nghị quyết khẳng định việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép tại vùng biển Việt Nam và thông báo khu vực cấm tàu bè đi vào đã khiến tranh chấp Việt - Trung kéo dài và tình hình tại biển Đông trở nên căng thẳng.

Nghị quyết khẳng định nỗ lực đơn phương uy hiếp, ép buộc, sử dụng vũ lực để tranh đoạt lãnh thổ, lãnh hải là không thể chấp nhận được.

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đề nghị chính phủ Nhật Bản đẩy mạnh liên kết với các nước Mỹ, ASEAN, kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop (giữa) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo hôm 11-6. Ảnh: AP

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop (giữa) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo hôm 11-6.

Ảnh: AP

 

Trong khi đó, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop hôm 12-6 cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Nhật Bản nên đóng vai trò to lớn hơn trong việc giải quyết các cuộc xung đột ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi Tokyo đang bị cuốn vào cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

“Chúng tôi nhận thấy vai trò của Nhật Bản đang ngày càng tăng trong việc giải quyết các cuộc xung đột, đặc biệt là trong nhiều trường hợp ở những môi trường đầy thách thức” – bà Bishop nói.

Kết thúc cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston và các đối tác Nhật Bản bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera, bà Bishop đưa ra nhận xét: “Nhật Bản có quyền tự vệ tập thể. Chúng tôi luôn hoan nghênh ý định duy trì nền hòa bình và trật tự ở châu Á của Nhật Bản cũng như nỗ lực của họ trong các vấn đề toàn cầu và khu vực”.

Bên cạnh đó, bà Bishop còn nhấn mạnh sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là hết sức quan trọng khi Trung Quốc đang ngày càng bành trướng về quân sự. Đồng thời, chìa khóa để giải quyết tranh chấp trên biển Đông là 10 nước thành viên ASEAN cần tiếp tục đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trên biển.

Cũng trong ngày 12-6, Nhật Bản tiếp tục chỉ trích vụ 2 máy bay tiêm kích Trung Quốc áp sát máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) một cách bất thường trên biển Hoa Đông. Tokyo đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Cheng Yonghua tới để kháng nghị.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo: “Chúng tôi đã kháng nghị và yêu cầu Trung Quốc ngăn chặn các hành động mang tính chất gây nguy hiểm tương tự. Đó là một sự cố đáng tiếc và không thể dung thứ”.

Trước đó hôm 11-6, 2 chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc áp sát 2 máy bay của SDF, chỉ cách khoảng 30-50m. Hành động trên đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Mỹ và Nhật Bản.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo