Luật này sẽ áp dụng "đối với việc mua các dịch vụ vệ tinh thương mại của một số quốc gia nước ngoài như vệ tinh và các phương tiện phóng", thông báo của Lầu Năm Góc đăng tải trên trang web hôm 30-5 cho biết. Nga sẽ được đưa vào danh sách "các quốc gia nước ngoài bị cấm hợp tác", ngoài ra còn có Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, Sudan và Syria. Thông báo này còn đưa ra lệnh cấm đối với việc mua các sản phẩm Trung Quốc được coi là "đạn dược".
Trớ trêu thay, lệnh cấm có thể có thể ảnh hưởng đến Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hiện vẫn đang sử dụng tên lửa Soyuz của Nga để đưa các phi hành gia vào vũ trụ. Kết thúc chương trình tàu con thoi của nước Mỹ sau gần 40 năm hoạt động, Washington đã hợp tác với công ty hàng không vũ trụ SpaceX và Boeing để phát triển phương tiện phóng của riêng mình. Tuy nhiên, các dự án này đang bị chậm tiến độ và các phương tiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
Tên lửa đẩy vũ trụ Proton-M của Nga Ảnh: ROSKOSMOS
Cơ quan hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos) đã lên án quyết định này của Mỹ trong một tuyên bố hôm 30-5, gọi động thái này là một ví dụ rõ ràng của việc "cạnh tranh không công bằng" trong thị trường dịch vụ vũ trụ quốc tế.
Theo Roscosmos, động thái này sẽ "không chỉ ảnh hưởng đến Nga mà còn có thể có tác động tiêu cực đến hợp tác quốc tế trong việc tiến hành các vụ phóng tàu vũ trụ thường xuyên vào quỹ đạo trên cơ sở thương mại". "Lầu Năm Góc đang tìm cách phá hỏng những gì đã được tạo ra thông qua những nỗ lực lao động và đã được duy trì trong quan hệ Nga-Mỹ trong lĩnh vực vũ trụ", Roscosmos nhấn mạnh.
Mặc dù quan hệ giữa Nga và Mỹ không mấy đầm ấm do bất đồng quan điểm về một số vấn đề bao gồm Syria và Ukraine, cũng như các cáo buộc của Washington đối với Moscow liên quan đến bầu cử, hai nước vẫn duy trì hợp tác trong các vụ phóng vũ trụ cho đến nay. Tuy nhiên, Moscow đầu năm nay tuyên bố rằng tàu vũ trụ Nga sẽ ngừng vận chuyển các phi hành gia Mỹ đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sau tháng 4-2019.
Bình luận (0)