Sự thay đổi này trong chính sách của Lầu Năm Góc diễn ra sau hàng loạt hoạt động xâm nhập trái phép mà Trung Quốc cố tình vi phạm hòng thực hiện âm mưu thay đổi hiện trạng ở biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch hàng đầu của nền kinh tế toàn cầu với lượng hàng hóa trị giá 5.300 tỉ USD qua đây hằng năm. Thách thức đối với quân đội Mỹ là tìm ra những chiến thuật ngăn chặn những hành động bành trướng này của Trung Quốc mà không làm leo thang thành một cuộc xung đột quân sự lớn hơn.
3 tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis cùng tuần tra tại khu vực Hạm đội 7 trên Biển Đông hôm 7-7. Ảnh: Sina
Những căng thẳng ngày càng tăng trên biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines đang phủ bóng đen lên Đối thoại Chiến lược - kinh tế thường niên Trung - Mỹ lần thứ 6 tại Bắc Kinh đang bước vào ngày cuối cùng (10-7). Ngay trong bài phát biểu khai mạc cuộc đối thoại trong ngày 9-7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khẳng định không thể chấp nhận hành động cố tình tạo ra hiện trạng mới ở biển Đông và Hoa Đông - nơi Bắc Kinh có tranh chấp với các nước láng giềng.
Theo Financial Times, một yếu tố nổi lên trong chiến lược của Mỹ thể hiện rõ hồi tháng 3 khi Mỹ huy động máy bay giám sát P-8A ra bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) giữa lúc Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn 1 tàu Philippines chi viện cho lực lượng đồn trú trên một con tàu mắc cạn trên Bãi Cỏ Mây năm 1999. Máy bay Mỹ đã bay ở tầm thấp để đảm bảo có thể giám sát các động thái của Trung Quốc.
Một cựu quan chức Lầu Năm Góc nhận định: “Đây là một động lực mới với thông điệp rằng chúng tôi biết việc họ đang làm và hành động của họ sẽ tự chuốc lấy hậu quả; Chúng tôi có khả năng và ý chí, chúng tôi đang hiện diện ở đây"
Việc tăng cường giám sát bằng các máy bay do thám ở biển Đông có thể kết hợp với việc công bố hình ảnh, video ghi lại các hoạt động hàng hải của Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc có thể sẽ ngừng hoạt động bành trướng nếu những hình ảnh, video cho thấy hành động hung hăng quấy rối của họ đối với Việt Nam và Philippines được công bố.
Sở chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii cũng đã được yêu cầu cùng phối hợp phát triển một hệ thống thông tin hàng hải khu vực cho phép các chính phủ trong khu vực biết thông tin chi tiết về vị trí của các tàu Trung Quốc trong khu vực. Một số chính phủ phản ánh rằng họ không ít lần bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột của tàu Trung Quốc.
Mỹ đã cung cấp cho Philippines, Nhật Bản và một số nước khác trong khu vực các thiết bị radar tiên tiến và các hệ thống giám sát khác. Đồng thời Washington cũng đang tìm kiếm các phương thức mới để xây dựng hệ thống thông tin liên lạc tích hợp với các mạng lưới khu vực rộng lớn hơn để chia sẻ dữ liệu. Thêm vào đó, Lầu Năm Góc cũng đang lên kế hoạch tăng cường sự hiện diện trên biển Đông như như điều tàu hải quân đến gần khu vực tranh chấp. Trang web của Hải quân Mỹ mới đăng hình ảnh 3 tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis cùng tuần tra tại khu vực Hạm đội 7 trên Biển Đông hôm 7-7. Ba tàu nói trên gồm các tàu USS John S. McCain (DDG 56), USS Kidd (DDG 100) và USS Stethem (DDG 6). Các tàu khu trục đa nhiệm lớp Arleigh Burke này có vận tốc tối đa 56 km/h, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, hơn 90 tên lửa các loại.
Theo bà Bonie Glaser, chuyên gia châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, hoạt động do thám của các chuyến bay của Mỹ cho thấy Mỹ có lợi ích trong các giải pháp hòa bình xử lý tranh chấp và phản đối sự ngang ngược của Trung Quốc. Tuy nhiên, nữ chuyên gia nhận tỏ ra hoài nghi về hả năng các chuyến bay do thám có thể ngăn chặn được hành vi của Trung Quốc.
Bình luận (0)