Sắc lệnh hành pháp nói trên đã trao cho ông Bannon một vai trò an ninh chưa từng có tiền lệ đối với một vị cố vấn phi quân sự. Nó nằm trong số một loạt sắc lệnh do chính ông Bannon và Giám đốc chính sách Stephen Miller phác thảo.
Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh trao cho Cố vấn Stephen Bannon vào một ghế của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC). Ảnh: AP
Theo tiết lộ của New York Times, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh nói trên - cũng gây phản đối không kém sắc lệnh cấm nhập cảnh mới của ông - mà chưa hiểu đầy đủ quyền lực ông sẽ trao cho cố vấn Bannon.
Theo đó, tân chủ nhân Nhà Trắng ngày càng giận dữ sau khi biết được tầm quan trọng của sắc lệnh mình đã đặt bút ký. Thậm chí nhiều tờ báo của Mỹ châm chọc quyết định này của ông Trump bằng cách gọi cố vấn của ông là “tổng thống Bannon”.
Theo tiết lộ của New York Daily News, ông Bannon cũng chính là kiến trúc sư của sắc lệnh cấm nhập cảnh gây tranh cãi của tân tổng thống Mỹ.
Trong khi đó, các quan chức Nhà Trắng khác, trong đó có Chánh văn phòng Reince Priebus cũng bày tỏ quan ngại đối với quyết định được cho là thiếu kiểm tra đối với quyền hạn của hai chiến lược gia Bannon và Miller của Tổng thống Trump.
Theo New York Times, ông Priebus đã phác thảo một danh sách 10 phần về các bước và phê chuẩn một sắc lệnh hành pháp phải tiến hành trước khi ký. Thế nhưng, ông Bannon nói rằng ông có đường nhanh hơn, trong đó có thể đẩy mạnh chương trình nghị sự của ông ở Nhà Trắng trước khi các cố vấn khác tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của ông.
Các công ty lớn nhất thế giới "kiện" ông Trump
97 công ty, từ Apple tới Zynga, hôm 6-2 đã ký đơn lên án sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump. Đây là động thái pháp lý chưa từng có tiền lệ của các công ty, tập đoàn lớn nhất thế giới nhằm vào sắc lệnh của một vị tổng thống Mỹ.
Bình luận (0)