Được biết, ngày 24-3 cô đã trực tiếp tham gia vào một nhiệm vụ kéo dài 7 giờ cùng 2 chiếc Typhoon và 2 chiếc Tornados khác trên bầu trời Libya và cô đã trở về Ý an toàn vào buổi chiều.
Hôm 24-3 Seymour đã trực tiếp tham gia vào một nhiệm vụ kéo dài 7 giờ
trên bầu trời Libya và cô đã trở về Ý an toàn vào buổi chiều. Ảnh: Telegraph
Trước đây cũng đã có một số phi công nữ của không quân Anh được trực tiếp tham gia vào các chiến dịch khác nhau trên những chiếc chiến đấu cơ Harrier hay Tornado GR4 tại chiến trường Afghanistan. Nhưng Seymour là phụ nữ đầu tiên của RAF trực tiếp điều khiển chiến đấu cơ siêu thanh Typhoon tham gia chiến sự tại Libya.
Được biết, trước đó Seymour từng chỉ huy một chiếc Tornado.
Anh đưa khoảng 12 máy bay siêu thanh trị giá khoảng 70 triệu bảng/chiếc tới tham chiến tại chiến trường Libya. Chiếc Typhoon có tốc độ gấp 2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao gần 20 km, có nhiệm vụ bọc lót trong các chiến dịch quốc tế.
Typhoon được thiết kế đặc biệt cho các cuộc không chiến tầm cỡ nhưng không có chức năng ném bom vào các cứ địa.
Thiếu tướng không quân Andrew Lambert, người chỉ huy một phi công nữ trong cuộc chiến Iraq năm 1999, cho hay: “Việc có phụ nữ trong buồng lái không còn quá hiếm như trước kia nữa. Ý tưởng sử dụng các phi công nữ được đề xuất lần đầu giữa những năm 80 của thế kỷ trước bởi Sir Peter Harding, cựu chỉ huy không quân Anh.
Việc đưa phụ nữ vào buồng lái máy bay không còn là hiện tượng quá hiếm. Ảnh: Telegraph
Ông Andrew Lambert cũng chia sẻ rằng ông rất ấn tượng bởi công việc của nữ phi công này, bởi cô luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo.
Tuy nhiên, có một vấn đề khiến các nhà lãnh đạo phải suy tính kỹ, đó là khi một nữ phi công gặp nạn và buộc phải nhảy dù xuống vùng chiến sự, vấn đề mà RAF phải đối mặt sẽ nan giải hơn rất nhiều so với việc những người gặp nạn là nam giới. Song RAF khẳng định rằng họ ngày càng khó phân biệt giữa nam và nữ trong việc điều khiển máy bay chiến đấu và họ chưa bộc lộ một bất lợi nào.
Bình luận (0)