Theo đoạn video được báo The New York Times xác thực, hai tên lửa này được phóng từ một cơ sở quân sự cách chiếc máy bay gần 13 km.
Diễn biến này giúp giải thích lý do thiết bị phát đáp của máy bay ngưng hoạt động khoảng 23 giây trước khi bị trúng tên lửa thứ 2.
Trước đó, theo phân tích của tờ báo này, một tên lửa Iran đã bắn trúng máy bay Ukraine và thiết bị phát đáp đã ngưng hoạt động ngay trước bị khi tên lửa bắn trúng.
Một đoạn video quay bởi camera an ninh cho thấy chiếc máy bay của hãng hàng không Ukraine International Airlines bị trúng đến 2 tên lửa Iran
Không có tên lửa nào khiến máy bay bị rơi tức thì. Đoạn video mới cho thấy nó bốc cháy và quay trở lại sân bay quốc tế Tehran. Dù vậy, chiếc máy bay xấu số này phát nổ vài phút sau đó và suýt rơi trúng ngôi làng Khalaj Abad.
Hiện trường vụ rơi máy bay. Ảnh: Reuters
Đoạn video trên được ghi lại bởi một camera an ninh trên nóc một tòa nhà gần làng Bidkaneh, cách một cơ sở quân sự Iran khoảng 6km.
Trước đó, ông Amir Ali Hajizadeh, tư lệnh đơn vị không gian vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, cho biết các tên lửa được phóng từ một căn cứ quân sự gần đó.
Quân đội Iran quy trách nhiệm vụ việc cho sai sót của con người khi nhầm lẫn chiếc máy bay là một tên lửa hành trình bay trên bầu trời Tehran.
Dù vậy, đường bay của máy bay lại không thể hiện điều này.
Kết quả phân tích dữ liệu của tờ The New York Times cho thấy máy bay đang bay lên với vận tốc khoảng 610 mét/phút sau khi cất cánh từ sân bay, khi quả tên lửa đầu tiên được bắn.
Chủ tịch hãng Ukraine International Airlines, ông Yevhenii Dykhne tại cuộc họp báo về vụ rơi máy bay bên ngoài thủ đô Kiev - Ukraine hôm 11-1. Ảnh: Reuters
Theo dữ liệu chuyến bay, hoạt động tại sân bay quốc tế Tehran diễn ra bình thường vào sáng 8-1 và máy bay đi theo lộ trình thông thường. Đây là một trong 19 máy bay cất cánh từ Tehran trong vài giờ sau khi Iran phóng tên lửa vào các căn cứ quân sự có binh sĩ Mỹ đồn trú ở Iraq.
Video mới được tải lên YouTube bởi một người dùng Iran vào khoảng 2 giờ sáng ngày 14-1.
Ngày hiển thị trên đoạn băng là "2019-10-17", không phải ngày 8-1 (ngày máy bay bị hạ). Tờ The New York Times cho rằng điều này là do hệ thống camera đang sử dụng lịch Ba Tư chứ không phải Dương lịch.
Bình luận (0)