xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lực lượng đổ bộ không Trung Quốc

P.Nghĩa (Theo The Jakarta Globe)

(NLĐO) – Các chỉ huy cấp cao của quân đội Nhật Bản, Úc, Philippines và 20 quốc gia – hầu hết đến từ châu Á - Thái Bình Dương có mặt trong cuộc tập trận đổ bộ lớn, trừ Trung Quốc.

Họ tập trung quanh một bản đồ chiến thuật lớn, nghiền ngẫm những hình ảnh vệ tinh để sẵn sàng cho một cuộc tấn công đổ bộ vào hòn đảo Oahu đông dân nhất của Hawaii. Mặc dù chỉ là một cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu nhưng nó đặt nền móng cho sự hợp tác giữa các lực lượng đổ bộ đến từ châu Á và đặc biệt không có sự tham dự của Trung Quốc.

Sáng sớm 19-5, chỉ huy lực lượng đổ bộ 23 nước lên máy bay Osprey tại căn cứ quân sự Hickam, gần TP Honolulu – Hawaii, bắt đầu chuyến đi kéo dài 20 phút xung quanh đảo Oahu, sau đó dừng chân trên tàu tấn công đổ bộ USS Essex và một số tàu chiến khác. Họ đang trong thời gian tham gia Hội nghị Các nhà lãnh đạo Đổ bộ PACOM (PALS) do Hải quân Mỹ tổ chức.

Các bài tập hôm 19-5 chỉ nhằm vào một mục tiêu quân sự duy nhất, đó là trại huấn luyện của một nhóm quân nổi dậy giả định. Một đơn vị hải quân sẽ được máy bay và tàu vận chuyển đến bờ biển rồi đột kích tiêu diệt mục tiêu mô phỏng này.

 

Một tàu đệm khí của Hải quân Mỹ tham gia tập trận đổ bộ ở Oahu, Hawaii hôm 19-5. Ảnh: AP
Một tàu đệm khí của Hải quân Mỹ tham gia tập trận đổ bộ ở Oahu, Hawaii hôm 19-5. Ảnh: AP

 

Máy bay vận tải hạng nặng Osprey, máy bay phản lực Harrier, xe bọc thép, máy bay ném bom B-52 và tàu đệm khí được huy động tham gia cuộc tập trận, diễn ra sau chuyến thăm 2 ngày của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Trung Quốc để thảo luận về tham vọng bành trướng lãnh thổ ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Một phát ngôn viên quân đội Mỹ cho biết Trung Quốc không được mời tới hội nghị vì luật pháp Mỹ không cho phép trao đổi quân sự với Trung Quốc trong những sự kiện như vậy. Năm ngoái, Trung Quốc được mời dự cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), do Mỹ dẫn đầu, cùng hơn 20 quốc gia nhưng chỉ được tham gia các bài tập cứu trợ nhân đạo và tìm kiếm cứu nạn.

Trong khi đó, một quan chức Mỹ cấp cao cho Reuters hay sự kiện nàybáo hiệu một sự kiềm chế Trung Quốc sau những leo thang đòi hỏi chủ quyền của nước này ở biển Đông. Còn ông Martin Sebastian, người đứng đầu Viện Hàng hải Malaysia, nói: "Tôi không nghĩ Trung Quốc theo kịp mức độ phức tạp của cuộc diễn tập".

 

Tàu đổ bộ USS Tortuga của Mỹ rời vịnh Subic - Philippines năm 2012. Ảnh tư liệu: Reuters
Tàu đổ bộ USS Tortuga của Mỹ rời vịnh Subic - Philippines năm 2012. Ảnh tư liệu: Reuters

 

Bắc Kinh hiện có 12.000 thủy quân lục chiến và có thể tăng quy mô nhanh chóng nếu xảy ra một cuộc xung đột. Còn Mỹ duy trì 80.000 quân (chiếm một nửa tổng quân số thủy quân lục chiến Mỹ) ở châu Á, đặc biệt trên đảo Okinawa của Nhật Bản thuộc rìa biển Hoa Đông.

Theo cựu lính thủy đánh bộ Grant Newsham của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF), hội nghị về tấn công đổ bộ vừa qua chưa phát huy được hết khả năng của lực lượng các nước cũng như còn khá rời rạc. Lý do là một số nước tham gia vẫn tồn tại tâm lý “ganh đua”, chẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn chưa ngã ngũ vấn đề chủ quyền biển đảo nên sự hợp tác khó có thể ăn khớp.

 

Lính thủy đánh bộ Mỹ tham gia tập trận đổ bộ ở Hawaii ngày 19-5. Nguồn: dvidshub.net

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo