Ngay lúc này, phần "yêu" đang nổi lên sau chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ngoài ra, hai bên còn nhất trí nối lại các hội nghị thượng đỉnh thường lệ.
Sau khi 2 nước ký Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị năm 1978, Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Trung Quốc hiện đại hóa, đầu tư mạnh mẽ, cung cấp công nghệ và hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế sau này trở thành số 2 thế giới.
Dù vậy, quan hệ hai bên chuyển sang giai đoạn "ghét nhiều hơn yêu" từ năm 2012. Khi đó, các cuộc biểu tình chống Nhật bùng nổ tại hơn 200 thành phố ở Trung Quốc sau khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.
Thủ tướng Lý Khắc Cường (trái) và Thủ tướng Shinzo Abe tại một sự kiện ở thủ đô Tokyo - Nhật Bản hôm 10-5 Ảnh: REUTERS
Nguy cơ xung đột quân sự gia tăng khi Trung Quốc điều nhiều chiến đấu cơ và tàu vũ trang đến các khu vực tranh chấp ở biển Hoa Đông. Nhật Bản cũng tăng cường phát triển quốc phòng để ứng phó sự hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc, cũng như những chính sách ngoại giao và an ninh ngày càng khiêu khích của Bắc Kinh trong những năm gần đây.
Bắc Kinh xem chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở" của Thủ tướng Shinzo Abe là đối trọng địa chính trị nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Á - Âu. Trong khi đó, Nhật Bản đánh giá sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc là bằng chứng về tham vọng khôi phục quá khứ huy hoàng. Mỗi bên xem đối phương là mối đe dọa chính đối với khát vọng gia tăng vị thế và ảnh hưởng trên trường quốc tế của mình.
Một số chiến lược gia, sử gia xa xưa từng cho rằng cái giá của việc duy trì hòa bình lâu dài giữa các cường quốc đối thủ là không ngừng chuẩn bị cho chiến tranh. Trung Quốc và Nhật Bản sống trong sự ngờ vực lẫn nhau đủ lâu để tin vào điều đó.
Bình luận (0)