Ảnh minh họa (NASA)
Daily Mail hôm 10-7 đưa tin một nghiên cứu mới đây đã đưa ra dự đoán chu kỳ của mặt trời giữa năm 2020 và 2030 sẽ gặp những biến động dẫn tới một hiện tượng được gọi tên là “Maunder minimum” (Tiểu Băng hà) từng xảy ra trong khoảng thời gian từ 1646 tới 1715.
Mô hình mới của chu kỳ mặt trời trong khoa học hiện đại đang tạo ra những dự đoán chính xác chưa từng thấy về sự mất quy luật trong 11 năm qua của mặt trời. Điều đó dựa trên những hiệu hứng trong hai lớp của mặt trời, trong đó một lớp gần với bề mặt và lớp còn lại sâu bên trong vùng đối lưu của nó.
Theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Valentina Zharkova công bố tại Hội thảo Thiên văn Quốc gia tại Llandudno (xứ Welsh), những dự đoán từ nghiên cứu mô hình mới nói trên cho thấy hoạt động của mặt trời sẽ giảm 60% trong những năm 2030 xuống mức tương đương như trái đất đã từng chứng kiến trong thời kì “Tiểu Băng hà” bắt đầu năm 1645. Theo đó, chu kỳ này sẽ bắt đầu vào năm 2022. Và tới chu kỳ tiếp theo từ 2030 tới 2040, hoạt động của mặt trời sẽ giảm thêm đáng kể và tới mức mặt trời gần như đi vào bất tỉnh, đánh dấu thời kỳ “Tiểu Băng hà”.
Hồi năm ngoái, các nhà khoa học cảnh báo mặt trời đang hoạt động ở mức thấp nhất trong 100 năm qua và tình trạng đó có thể khiến nhiệt độ trên địa cầu giảm. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) năm 2013 cũng cảnh báo một hiện tượng bất thường đang xảy ra trên hệ mặt trời. Theo NASA, lẽ ra 2013 là năm mà hoạt động của mặt trời đạt mức cao nhất trong chu kỳ 11 năm. Tuy nhiên, các bức ảnh mà họ thu thập cho thấy mặt trời hoạt động tương đối yếu.
Bình luận (0)