Trong khi đó, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) mới đây báo cáo tình nguyện viên của họ ở Bosnia và Serbia ghi nhận hơn 700 trường hợp tương tự tại biên giới Croatia kể từ đầu năm nay.
Trong 17 trường hợp được ghi nhận bởi No Name Kitchen, có ít nhất 5 trường hợp nạn nhân là nữ giới. Các tình nguyện viên khẳng định những phụ nữ này bị tấn công tình dục, phân biệt chủng tộc và đối xử thô bạo.
Nhóm cảnh sát Croatia đứng trước người di cư tại biên giới với Bosnia & Herzegovina hôm 24-10 Ảnh: REUTERS
Cảnh sát ở biên giới một số nước EU lâu nay vẫn sử dụng bạo lực để giữ "pháo đài châu Âu an toàn". Cảnh sát Croatia gia nhập làn sóng bạo lực này vào năm ngoái và giờ đến cảnh sát Slovenia cũng làm thế tại biên giới của mình. Phụ nữ luôn là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khi những kẻ lạm dụng không bị trừng phạt.
Vấn đề là chưa một ai ở Brussels (thủ đô của Bỉ) hoặc bất cứ thủ đô các nước châu Âu nào lên tiếng về những gì đang diễn ra tại biên giới EU - ngay cả ở những quốc gia có lãnh đạo nữ hoặc các đảng phái cánh tả, tiến bộ cầm quyền.
Trong suốt 2 năm qua, phong trào #MeToo đã khích lệ thế giới nói về nạn tấn công tình dục và từ đó, lên án những ai sử dụng quyền lực để lạm dụng phụ nữ. Tuy nhiên, các cuộc đối thoại này chưa bao giờ đề cập thực trạng đang xảy ra tại biên giới các nước châu Âu.
Những gì cảnh sát biên giới EU đang làm với phụ nữ, nam giới và trẻ em dễ bị tổn thương là một tội ác và không thể không bị trừng phạt. Nếu không có hành động tức thì, châu Âu có nguy cơ sớm trở thành một nơi mà hành vi bạo lực nhằm vào "người khác" được chấp nhận.
Bình luận (0)