xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mosul là thắng lợi của "chiến lược Obama"?

Lục San

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đến TP Mosul hôm 9-7 để tuyên bố quân đội nước này đã giành chiến thắng trước tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở địa phương này

"Thủ tướng al-Abadi xác nhận cuộc chiến đã kết thúc và vài ổ kháng cự còn lại của IS đang bị siết chặt. Chuyện tuyên bố hoàn toàn thắng lợi chỉ là vấn đề thời gian" - bộ phận truyền thông của ông thông báo. Thủ tướng Iraq cho biết thêm quân đội đang chiến đấu để giải thoát số thường dân phải làm lá chắn sống cho IS ở trong khoảng 50-100 ngôi nhà.

IS nắm quyền kiểm soát Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq với hơn 2,5 triệu người, từ tháng 6-2014. Mosul chính là nơi thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố thành lập cái gọi là "Vương quốc Hồi giáo". Đến tháng 10-2016, Thủ tướng al-Abadi thông báo mở chiến dịch tái chiếm Mosul với sự tham gia của khoảng 100.000 binh sĩ.

Chiến thắng ở Mosul cũng được xem là thắng lợi của chiến lược chống IS của Mỹ từ thời cựu Tổng thống Barack Obama. Thay vì đổ quân ồ ạt vào Iraq và Syria để đánh IS, Mỹ đã thực hiện chiến dịch ném bom liên tục, kết hợp với việc huấn luyện và cố vấn cho các lực lượng địa phương.


Mosul là thắng lợi của chiến lược Obama? - Ảnh 1.

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cùng người dân mừng chiến thắng trên đường phố Mosul hôm 9-7 Ảnh: REUTERS

Theo giới chức Lầu Năm Góc, thành quả của chiến lược là rõ ràng. Khi bị IS tấn công năm 2014, các lực lượng an ninh Iraq rất yếu. Vào thời điểm tháng 5-2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Ashton Carter đã thốt lên rằng quân đội Iraq không có ý chí chiến đấu.

Giờ đây, lực lượng an ninh Iraq đã dày dạn trận mạc và thắng thế trong trận chiến khốc liệt ở đô thị. "Công tác huấn luyện đạt hiệu quả. Điều đó đã giúp người Iraq giành lại lãnh thổ của họ" - nhận định của một sĩ quan Mỹ cao cấp được cử đến Iraq trong khoảng thời gian 2015-2016.

Washington cũng đang sử dụng chiến thuật tương tự ở Syria, nơi biệt kích Mỹ huấn luyện Lực lượng Dân chủ Syria (tập hợp các tay súng người Kurd, Ả Rập) để đối phó IS.

Tuy nhiên, Mỹ hiện đối mặt một số vấn đề phức tạp. Đầu tiên là các lực lượng Mỹ sẽ ở lại Iraq bao lâu nữa và liệu họ có "chống lưng" cho chính phủ ông al-Abadi vô hạn định hay không. Theo báo The Guardian (Anh), Lầu Năm Góc xem ra chưa tính đến chuyện sớm rời đi khi đề nghị khoản ngân sách 1,27 tỉ USD trong năm 2018 để tiếp tục hỗ trợ các lực lượng Iraq. Dù vậy, hiện chưa rõ Mỹ có một chiến lược dài hơi sau khi IS bị đánh bại ở quốc gia Trung Đông này hay không.

Thêm một nỗi lo nữa là nguy cơ tái diễn tình trạng đấu đá giữa người Ả Rập và người Kurd, người Hồi giáo Sunni và Shitte thời hậu IS.

Ngoài thất thủ ở Mosul, IS còn đang bị vây hãm ở TP Raqqa - Syria và các khu vực sa mạc ở miền Tây Iraq trong khi Baghdadi mất tích, thậm chí có tin y đã thiệt mạng. Dù vậy, giới chuyên môn nhận định tuyên bố tiêu diệt được IS lúc này rõ ràng là vội vã.

IS có thể mất lãnh thổ nhưng hệ tư tưởng của chúng vẫn còn đó. Tổ chức cực đoan này sẽ tiếp tục tiêm nhiễm sự thù hận của chúng trên internet trong khi các tay súng IS có lẽ sẽ tiếp tục nổi dậy.

Ngoài ra, lúc này có nhiều chứng cứ cho thấy các phần tử có kinh nghiệm chiến trận đang trở về quê nhà châu Âu trong lúc các "chân rết" của IS gia tăng tấn công ở Đông Nam Á. Do đó, chiến thắng ở Mosul là tin tốt nhưng điều đó không có nghĩa là dấu chấm hết đối với IS.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo