xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một vụ án rối rắm

VĂN ANH

Một tuần đã trôi qua nhưng nghi án gián điệp công nghiệp ở Tập đoàn Renault vẫn còn rối rắm. Một vài tờ báo nói có thể vụ này chỉ là chuyện nội bộ

Thái độ của Renault suốt tuần qua làm nhiều người sốt ruột chẳng biết sự thật  như thế nào. Cách thông báo sự kiện đình chỉ công tác ba nhân sự quản lý cấp cao của Renault hôm 3-1 khá lạ thường. Người phát ngôn của tập đoàn chỉ đưa ra một tuyên bố ngắn gọn trên bản tin AFP. Tuyệt nhiên không có thông cáo chính thức như mọi khi.
 
Phía nghiệp đoàn vốn có tiếng nói mạnh trong tập đoàn cũng nói họ hoàn toàn bị “bất ngờ”, chỉ biết vụ việc mấy ngày sau qua báo chí mặc dù một cuộc điều tra nội bộ đã được tiến hành từ tháng 8 năm ngoái.
img
 Carlos Ghosn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Renault. Ảnh: AFP

 

Nghi vấn Trung Quốc
 
Nghi vấn một hãng xe hơi Trung Quốc tìm cách mua bí mật công nghệ xe hơi điện của hãng Renault là giả thuyết được tuần báo Le Point tung ra đầu tiên. Câu chuyện gián điệp này có đầy đủ các yếu tố giật gân, ly kỳ và hấp dẫn  như bằng sáng chế, chuyển ngân vào tài khoản ngân hàng bí mật ở nước ngoài, kẻ trung gian bí mật... Chỉ thiếu một nữ điệp viên xinh đẹp là có đủ gia vị cho một kịch bản phim gián điệp hấp dẫn cỡ “Điệp vụ bất khả thi”.
 
Đài truyền hình Europe 1 cho biết kẻ đứng trung gian là một người châu Âu làm việc cho một doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm đến công nghệ chế tạo và sản xuất bình ắc-quy. Nhật báo kinh tế Les Echos hôm qua đưa tin ở trang nhất “phát hiện chuyển ngân đáng nghi ở một số tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ” nhưng không đi vào chi tiết.
 
Một số tờ báo khác, dẫn lời các chuyên gia về tình báo công nghiệp, tiết lộ Cục Tình báo nội địa (DCRI) chỉ chờ hãng Renault khởi kiện là vào cuộc ngay và hướng điều tra ưu tiên là đường dây Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay chưa được ai xác nhận điều này.
 
Hai ngày sau sự kiện được hãng tin AFP mô tả giống như “một trận động đất” này, tập đoàn thậm chí từ chối xác nhận rằng Renault là “mục tiêu của một chiến dịch gián điệp công nghiệp” ( báo La Croix).
 
img
 Leaf, xe hơi điện 100%, sản phẩm của liên doanh Renault - Nissan đã bắt đầu bán ở Nhật Bản và Mỹ từ tháng 12-2010. Ảnh: AFP
Ngày 8-1,  Renault mới đổi giọng. Ông Patrick Pélata, nhân vật số hai của tập đoàn, tuyên bố trên nhật báo Le Monde: “Chúng tôi là nạn nhân của một hệ thống thu thập thông tin kinh tế, công nghệ và chiến lược có tổ chức phục vụ lợi ích của nước ngoài” nhưng không đề cập tới Trung Quốc. Ông ta cũng trấn an dư luận rằng bí mật công nghệ và chiến lược xe điện của hãng không bị mất cắp.
 
Cùng ngày, ông Eric Besson, Bộ trưởng Công nghiệp Pháp, cũng từ chối xác nhận có yếu tố Trung Quốc trong nghi án gián điệp công nghiệp ở Renault. “Trong giai đoạn này, tôi không thể xác nhận” – ông Besson nhấn mạnh.
 
Chuyện nội bộ
 
Nhật báo La Croix lại có một giả thuyết khác. Theo thông tin riêng của tờ báo này, chẳng có gián điệp nước ngoài nào trong vụ này cả. Có thể đây là chuyện xung đột lợi ích.
 
Dẫn một nguồn tin nội bộ hãng Renault, tờ báo cho rằng sở dĩ ba người kể trên bị đình chỉ công tác vì họ tham gia vào việc thành lập một công ty khác bên ngoài tập đoàn sử dụng những công nghệ xe hơi điện mà họ phụ trách. Công ty này cũng hoạt động trong lĩnh vực xe hơi điện, nghĩa là một đối thủ tương lai của Renault.
 
Theo La Croix, chính tình tiết nói trên giải thích tại sao ban lãnh đạo hãng Renault chần chừ trong việc kiện cáo. Thậm chí, họ không cho biết khi nào mới khởi kiện.
 
Tuần báo Đức Der Spiegel từng tiết lộ rằng  chiến lược tập trung sản xuất xe hơi 100% chạy bằng điện của ông Carlos Ghosn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Renault và liên doanh Renault-Nissan, đã vấp phải sự phản đối ngầm trong tập đoàn.
 
Sự phản đối này lan rộng ở nhiều cấp, kể cả cấp giám đốc. Một số vị tỏ ra nghi ngờ về tương lai của dòng xe này vì một số trở ngại kỹ thuật vẫn chưa được giải quyết xong.
 
Tờ L’Argus cho biết thêm, bộ phận phụ trách động cơ của hãng là nơi chỉ trích mạnh mẽ nhất chiến lược của ông Ghosn. Hơn nữa, những chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực tiên đoán những con số thấp hơn nhiều so với dự đoán của ông Ghosn về tương lai của xe hơi điện từ đây đến năm 2020.
 
Tại triển lãm xe hơi thế giới vừa diễn ra tại Paris, ngay cả ông chủ hãng Daimler lừng danh thế giới là Dieter Zetsche cũng tỏ ra dè dặt về tương lai xe hơi điện. Ông Zetsche vừa ký một thỏa thuận với Renault tham gia các dự án của hãng này.
 
Nissan vẫn ủng hộ Renault
 
Nhà nước Pháp  nắm 15% cổ phần của Tập đoàn Renault. Vì vậy, không lạ gì bộ trưởng Eric Besson sớm có những tuyên bố nặng ký như “vụ việc rất nghiêm trọng” có thể dẫn tới “chiến tranh kinh tế”.
 
Theo đài truyền hình Europe 1, phủ tổng thống và phủ thủ tướng Pháp đã yêu cầu Tập đoàn Renault giao nộp toàn bộ kết quả điều tra nội bộ cho DCRI trong khi chờ đợi ban lãnh đạo Renault tiến hành vụ kiện ba nhân sự quản lý cao cấp.
 
Bộ phận tình báo công nghiệp của DCRI đang theo dõi sát sao diễn biến của vụ án. Theo đài này, ba người có thể lãnh 10 năm tù giam và bị phạt 150.000 euro.
 
Theo nguồn tin mới nhất của  báo Le Figaro, giữa tuần này, Renault sẽ chính thức phát đơn kiện. Trong khi đó, Renault nhận được một tin vui: Carlos Tavares, Giám đốc hãng Nissan ở Mỹ, hôm qua tuyên bố hoàn toàn tin cậy hãng Renault.
 
Tuy nhiên, ông từ chối bình luận về đối tượng điều tra vì “cuộc điều tra đang tiếp diễn”. Liên doanh Renault Nissan hy vọng sẽ trở thành nhà sản xuất xe hơi điện số một thế giới.

 

Kỳ tới: Cuộc chiến xe hơi điện 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo