Quy định này nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối dự án sản xuất paraxylene tại nhà máy lọc dầu An Ninh bắt đầu từ đầu tháng 5. Tuy nhiên, một số nhà in và tiệm photocopy cho biết họ không nhận được bất cứ thông báo nào như trên ngay cả khi khách hàng cung cấp giấy tờ và đăng ký tên tuổi.
“Chính quyền không muốn bất cứ ai biểu tình” – Thời báo Hoàn cầu dẫn lời một cư dân địa phương họ Trương cho biết. Trước đó, Tân Hoa Xã hồi đầu tháng này đưa tin chính phủ sẽ hủy bỏ dự án nếu “mọi người dân” phản đối.
Người dân thành phố Côn Minh phản đối dự án sản xuất paraxylene hôm 16-5. Ảnh: REFWORLD.ORG
Tại Trung Quốc, có khoảng 180.000 cuộc biểu tình/năm phản đối nhiều vấn đề, trong đó có nhiều vụ liên quan đến các nhà máy hóa chất. Theo giới phân tích, xu hướng biểu tình liên quan đến vấn đề môi trường tăng mạnh cho thấy ý thức về môi trường của người dân được nâng lên.
Trong một diễn biến khác, một quan chức Trung Quốc cấp cao ngày 28-5 bác bỏ ý kiến cho rằng Tân Cương là một điểm nóng của tình trạng bất ổn.
Phát biểu trước phóng viên ở Bắc Kinh, Phó chủ tịch khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Sử Đại Cương nói rằng ông đã làm việc ở miền Nam Tân Cương trong hơn một thập kỷ và chưa bao giờ phải mang theo một khẩu súng hoặc có người hộ tống.
“Các dân tộc thiểu số ở đây rất tận tình, tử tế, mến khách và trung thực. Khi chúng tôi đến nhà, họ đều làm rượu thịt thết đãi rất ân cần. Dĩ nhiên, các vụ đụng độ là có thật nhưng không có nghĩa sự ổn định xã hội ở đây bị ảnh hưởng” – ông Sử nói.
Phó chủ tịch khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương Sử Đại Cương trả lời báo chí ngày 28-5 tại Bắc Kinh.
Ảnh: CHINA.ORG
Bình luận (0)