Theo tờ Times of India (Ấn Độ) hôm 3-10, một số ý kiến cho rằng động thái này của Washington còn nhằm gửi thông điệp đến Bắc Kinh khi căng thẳng hai bên gia tăng về một loạt vấn đề, trong đó có dịch Covid-19 và biển Đông. Trước đó, hải quân Ấn Độ và Mỹ đã tập trận tại vùng biển quanh quần đảo trên hồi tháng 7.
Ấn Độ và Mỹ từng hỗ trợ tiếp nhiên liệu cho tàu hải quân của nhau kể từ khi ký hiệp ước hỗ trợ hậu cần vào năm 2016 nhưng đây là lần đầu tiên một máy bay quân sự Mỹ được hỗ trợ hậu cần tại Ấn Độ. Bản ghi nhớ về trao đổi hậu cần (LEMOA) cũng cho phép Ấn Độ nhận được sự hỗ trợ tương tự khi tiếp cận các căn cứ của Mỹ từ Djibouti ở châu Phi đến đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Một chiếc P-8 Poseidon của hải quân Mỹ tại TP Port Blair thuộc quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ vào cuối tuần rồi Ảnh: TWITTER
Ấn Độ, Mỹ cùng với Úc, Nhật Bản đang là thành viên của "Bộ tứ kim cương" được xem là đối trọng với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong ngày 4-10 dự kiến lên đường đến thủ đô Tokyo - Nhật Bản để nhóm họp với bộ trưởng ngoại giao các nước còn lại của nhóm. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell hôm 2-10 cho biết chuyến đi đến châu Á sắp tới của ông Pompeo thể hiện cam kết mạnh mẽ của Washington đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực.
Riêng cuộc họp cấp bộ trưởng của "Bộ tứ kim cương", dự kiến diễn ra trong ngày 6-10, sẽ là cơ hội tốt để thảo luận về các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến Đông Á, như hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông, vấn đề Triều Tiên…
Cũng theo ông Stiwell, "Bộ tứ kim cương" tập trung vào việc thúc đẩy hơn nữa tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và toàn diện, nhất là khi các chiến thuật gây hấn và cưỡng ép của Trung Quốc gia tăng trong khu vực. Các cuộc thảo luận gần đây của nhóm này tập trung vào việc tăng cường hợp tác về những vấn đề như an ninh hàng hải, công nghệ thiết yếu, hạ tầng, chống khủng bố…
Bình luận (0)