Trước đó, Wahington từng tuyên bố sẽ cấm công dân đến Triều Tiên vì nguy cơ họ bị "giam cầm lâu dài" tại nước này.
Trong thông báo ngày 2-8, lệnh cấm sẽ được áp dụng trong một năm, trừ khi được ngoại trưởng gia hạn hoặc hủy bỏ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm trường hợp ngoại lệ có thể dành cho phóng viên và người hoạt động nhân đạo.
Triều Tiên là đất nước duy nhất bị Mỹ áp dụng lệnh cấm nói trên.
Sinh viên Mỹ Otto Warmbier, người qua đời một cách bí ẩn sau khi được Triều Tiên thả về. Ảnh: REUTERS
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước ngày một tăng, đặc biệt là khi Triều Tiên đang phát triển tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân có khả năng vươn tới lục địa Mỹ.
Hiện Triều Tiên đang giam giữ 2 học giả và một nhà truyền giáo người Mỹ gốc Hàn, một mục sư người Canada và 3 người Hàn Quốc.
Ngoài ra, Nhật Bản khẳng định hàng chục công dân nước này đang bị Triều Tiên bắt giữ.
Hôm 13-6 qua, sinh viên Mỹ Otto Warmbier, người bị Triều Tiên kết án lao động khổ sai 15 năm vào năm 2016, được đưa về Mỹ trong tình trạng hôn mê sau khi được thả vì lý do nhân đạo. Người này qua đời vào ngày 19-6.
Các sự kiện xung quanh cái chết của anh Warmbier đều mập mờ, trong đó có lý do sinh viên này bị hôn mê.
Trên truyền thông, Triều Tiên khẳng định nguyên nhân tử vong Warmbier là "một bí ẩn" và phủ nhận những cáo buộc rằng sinh viên này qua đời vì bị tra tấn, đánh đập trong thời gian bị giam giữ.
Bình luận (0)