Động thái này báo hiệu một bước ngoặt lớn của chính quyền ông Biden khi từ lâu ông vẫn giữ lập trường kiềm chế đối với vấn đề Ukraine vì lo ngại sẽ kích động Nga tấn công.
Nhưng khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tăng cường các hành động đe dọa đối với Ukraine và các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga không đạt được đột phá, chính quyền ông Biden đã dần từ bỏ chiến lược nhượng bộ.
Trong cuộc họp hôm 22-1 tại Trại David, các quan chức cấp cao Lầu Năm Góc đã đề xuất cho ông Biden một số lựa chọn chuyển tài sản quân sự Mỹ đến gần ngưỡng cửa Nga. Các đề xuất bao gồm điều động 1.000 đến 5.000 quân đến các nước Đông Âu cùng với khả năng tăng gấp 10 lần con số đó nếu tình hình xấu đi. Ông Biden dự kiến đưa ra quyết định sớm nhất trong tuần này.
Ông Biden dự kiến đưa ra quyết định sớm nhất trong tuần này. Ảnh: EPA-EFE.
Phát biểu hôm 23-1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh Nga phải lựa chọn giữa con đường ngoại giao và đối thoại hoặc đối mặt hậu quả nếu gây hấn. Ngoại trưởng Mỹ Blinken cũng bác khả năng trừng phạt kinh tế Nga, cho rằng điều này có thể làm giảm khả năng của phương Tây trong việc ngăn Nga tấn công Ukraine.
Ông Blinken cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài CNN: "Mục tiêu của các lệnh trừng phạt để ngăn Nga gây hấn. Nếu sử dụng bây giờ, chúng sẽ mất khả năng răn đe".
Trong một cuộc phỏng vấn khác phát sóng hôm 23-1 của kênh CBS, ông Blinken nhấn mạnh: "Ngay cả khi chúng tôi có các hoạt động ngoại giao, chúng tôi vẫn rất tập trung vào việc xây dựng phòng thủ, khả năng răn đe. NATO sẽ tiếp tục củng cố đáng kể nếu Nga thực hiện các hành động tấn công mới".
Những cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh leo thang căng thẳng ở biên giới Ukraine - Nga. Phương Tây cho rằng Nga đang chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Ukraine, cáo buộc mà Moscow nhiều lần bác bỏ.
Bình luận (0)