Anh và Bỉ cũng đã đưa đại sứ của mình khỏi Syria. London tuyên bố sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với Damascus. Ngoài ra, Nhật Bản cho biết đang xem xét việc giảm bớt đội ngũ các nhà ngoại giao ở Damascus.
TT Obama nói rõ rằng Mỹ không muốn can thiệp quân sự vào Syria, giống như trong chiến dịch không kích của NATO giúp lật đổ chế độ Muammar Gaddafi ở Libya hồi năm ngoái. TT Mỹ khẳng định: “Điều rất quan trọng đối với chúng ta là cố giải quyết vấn đề này mà không cần đến sự can thiệp quân sự từ bên ngoài. Tôi cho rằng điều đó là có thể được”.
Trong khi đó, các lực lượng Syria hôm 7-2 lại dội bom thành phố Homs. Mohammad al-Hassan, nhà hoạt động xã hội ở Homs, kể: “Cuộc ném bom lại tập trung vào quận Baba Amro. Mất điện và mọi phương tiện liên lạc đều đã bị cắt”.
Cùng thời gian này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài của Nga Mikhail Fradkov đã đến Damascus hội đàm với TT Assad. “Mỗi nhà lãnh đạo ở mỗi quốc gia cần phải hiểu trách nhiệm của họ. Ngài cũng hiểu trách nhiệm của ngài trước đất nước mình” - Ngoại trưởng Lavrov đã nói với TT Assad.
Tìm lối thoát Theo hãng tin RIA Novosti, mục đích chính của cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Lavrov và TT Assad là tìm cách thoát khỏi tình hình bế tắc ở Syria. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là phe đối lập nhất định không chịu nhượng bộ.
Không loại trừ trường hợp các bên sẽ thảo luận về triển vọng đổi mới hoạt động ở Syria của phái bộ Liên đoàn Ả Rập mà Nga tích cực ủng hộ. |
Bình luận (0)