Đài CNN ngày 20-11 dẫn tuyên bố của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ nói rằng "2 máy bay ném bom B-52H Stratfortress của Không quân Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Andersen ở Guam và tham gia sứ mệnh huấn luyện thường kỳ" ở khu vực "xung quanh biển Đông".
Tuyên bố nói thêm: "Sứ mệnh gần đây phù hợp với luật quốc tế và cam kết lâu dài của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do".
Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ cho biết máy bay ném bom B-52 của nước Mỹ vừa thực hiện chuyến bay gần các đảo tranh chấp trên biển Đông
Theo CNN, mặc dù Mỹ thường xuyên đưa máy bay ném bom và tàu chiến tới biển Đông trong các sứ mệnh "Hiện diện Máy bay ném bom thường xuyên" song Bắc Kinh vẫn luôn đặc biệt "nhạy cảm" với sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ gần các khu vực mà Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép.
Hồi tháng 9, Trung Quốc đã điều tàu chiến áp sát một tàu khu trục của Mỹ trên biển Đông, buộc tàu này phải chuyển hướng để tránh va chạm. Hải quân Mỹ gọi hành động đó của Trung Quốc là thiếu an toàn và không chuyên nghiệp.
Lộ trình của cụm tàu sân bay tấn công USS John C Stennis nói trên đi qua chỉ cách TP Davao (Philippines)-nơi Trung Quốc sẽ chính thức ký kết văn bản thiết lập Tổng lãnh sự quán của nước này trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình từ ngày 20-21/11, chỉ khoảng 200 km được cho là động thái đáng chú ý.
Trong khi đó, cụm tàu sân bay USS Ronald Reagan được "bật đèn xanh" ghé thăm cảng ở Hồng Kông ngày 21-11 được cho là dấu hiệu Trung Quốc chìa cành ô liu về phía Mỹ để xoa dịu tình hình trước thềm cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thượng đỉnh G20 vào cuối tháng này. Trước đó, hồi tháng 9, Trung Quốc từng từ chối yêu cầu ghé thăm của tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Mỹ ở Hồng Kông.
Hôm 20-11, Trung Tướng Tan Benhong – chỉ huy đơn vị đồn trú của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Hồng Kông cùng nhiều sỹ quan Trung Quốc khác được mời lên tàu sân bay USS Ronald Reagan giữa lúc tàu tiến về phía Hồng Kông.
Các quan chức quân sự Trung Quốc nói trên được đưa lên tàu sân bay trên một chiếc máy bay quân sự C-2, đi cùng có nhiều nhà báo địa phương. Họ được đón tiếp lên tàu USS Ronald Reagan để chứng kiến các chiến đấu cơ -18 Super Hornet của Hải quân Mỹ thực hiện các hoạt động diễn tập cất và hạ cánh.
"Đây là cử chỉ thân thiện từ phía Trung Quốc khi cho phép USS Ronald Reagan tới Hồng Kông trước cuộc gặp đã được lên lịch giữa ông Tập và Tổng thống Trump ở Argentina"- nhà phân tích quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh nhận định.
"Mọi người ở Trung Quốc đều đang hy vọng một lệnh "đình chiến" sau khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Buenos Aires trong 2 tuần tới, bởi thương mại mang lại những lợi ích kinh tế lớn"- ông Zhou cho biết.
Bình luận (0)