Cây củ tùng trên, tên Pioneer Cabin, bị gãy đổ vì mưa lớn vào khoảng 14 giờ (giờ địa phương) ngày 8-1 tại công viên quốc gia Calaveras Big Trees ở hạt Calaveras, bang California. Cây đại cổ thụ có tuổi thọ hàng thế kỷ này bị đục rỗng vào những năm 1800 tạo ra một đường hầm tạo nên những trải nghiệm thú vị của du khách nhiều thế hệ qua.
Tuy nhiên, đường hầm rỗng trên thân cây rất có thể là nguyên do khiến nó sụp đổ vì khiến phần gốc suy yếu và ngăn cản cây phát triển.
Anh Jim Allday, một tình nguyện viên của công viên, trả lời phỏng vấn tờ San Francisco Chronicle rằng cây củ tùng "vỡ tan nát" khi đổ xuống đất. Hiện vẫn chưa phát hiện ra nguyên nhân chính xác khiến cây đại cổ thụ này ngã đổ nhưng tờ Chronicle tiết lộ có lẽ là do bộ rễ nông của cây và tình trạng ngập lụt.
Cây củ tùng tên Pioneer Cabin tại công viên quốc gia Calaveras Big Trees, bang California trước khi bị gãy đổ. Ảnh: Shutterstock
Lũ lớn khiến cây đại cổ thụ sống qua hàng thế kỷ ngã gục. Ảnh: Jim Allday
Cuối tuần rồi, Bờ Tây nước Mỹ đã phải trải qua một trong những cơn bão lớn nhất trong thập kỷ vừa qua, khiến hàng ngàn người buộc phải sơ tán. Tại TP Sonoma, khu vực bị ảnh hưởng nặng, các trường học đều đóng cửa trong khi hàng ngàn ngôi nhà mất điện. Tại dãy núi Sierra Nevada, nhiều người e ngại khả năng tuyết lở do mưa lớn.
"Đây là một cơn lũ nghiêm trọng" - Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ cho biết tối 8-1. Dự kiến, lũ lụt sẽ tiếp tục càn quét đến ngày 10-1.
Chưa có báo cáo thương vong về người nhưng mực nước cao khiến phần lớn các con đường đều bị đóng cửa. Thống đốc bang Nevada, ông Brian Sandoval, đã ban hành tình trạng khẩn cấp hôm 7-1 và yêu cầu một số quan chức nghỉ làm hôm 9-1.
Bão lụt càn quét Bờ Tây nước Mỹ. Ảnh: AP
Bình luận (0)