xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ - EU tiếp tục ép Nga

HUỆ BÌNH

Các nước EU đạt được thỏa thuận sơ bộ về lệnh trừng phạt kinh tế đầu tiên đối với Nga song vẫn né lĩnh vực dầu khí

Liên hiệp châu Âu (EU) hôm 25-7 áp đặt lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với 15 người Nga và Ukraine cùng 18 tổ chức trong danh sách trừng phạt mới nhất liên quan đến khủng hoảng Ukraine.

Tiến tới trừng phạt kinh tế

Đứng đầu danh sách là các quan chức tình báo và an ninh hàng đầu của Nga - bao gồm Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nikolai Bortnikov, Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Mikhail Fradkov - vì đã “đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và nền độc lập của Ukraine”.

Lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov bị trừng phạt vì “ủng hộ tiến trình sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga”. Các công ty bị châu Âu phong tỏa tài sản chủ yếu là công ty Nga có trụ sở tại Crimea.

Danh sách trừng phạt sẽ được EU bổ sung vào đầu tuần sau, nhắm vào những thành phần “ủng hộ việc Nga sáp nhập Crimea hay gây bất ổn tại miền Đông Ukraine”, có thể bao gồm giới tài phiệt thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những hạn chế đối với thương mại và đầu tư ở Crimea cũng có thể được quyết định vào ngày 28-7.

 

Một phụ nữ bên ngoài tòa nhà bị bom đạn ở Lugansk Ảnh: RIA NOVOSTI

Một phụ nữ bên ngoài tòa nhà bị bom đạn ở Lugansk

Ảnh: RIA NOVOSTI

 

Bên cạnh đó, các nước EU đạt được một thỏa thuận sơ bộ đối với các biện pháp trừng phạt kinh tế đầu tiên đối với Nga. Một số nguồn tin ngoại giao cho biết EU có thể nhắm tới nhiều lĩnh vực chiến lược như tài chính, mua bán vũ khí, công nghệ sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự hay năng lượng của Nga. Tuy nhiên, hoạt động cung cấp dầu khí và các mặt hàng khác từ phía Nga sẽ không bị ảnh hưởng.

Phản ứng trước động thái EU nhất trí trừng phạt kinh tế Nga, Itar-Tass dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nga ngày 26-7 tuyên bố: “Danh sách trừng phạt bổ sung là bằng chứng cho thấy EU đã đặt dấu chấm hết hoàn toàn trong việc hợp tác với Nga về an ninh quốc tế và khu vực, trong đó có cuộc chiến chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, tội phạm có tổ chức cùng những đe dọa khác”.

Bộ này khẳng định EU chỉ tự làm hại mình khi ủng hộ Mỹ trong chuyện trừng phạt Nga.

Mỹ “bôi nhọ” Nga?

Theo Reuters, các nhà lập pháp Mỹ đe dọa bằng chứng về việc Nga đang chuyển vũ khí vào Ukraine cho phe ly khai có thể kích hoạt nhiều biện pháp trừng phạt hơn nữa từ Washington.

Trước đó, Bộ ngoại giao Nga ngày 25-7 cáo buộc Mỹ đang tiến hành chiến dịch bôi nhọ Nga nhằm “che giấu những gì thực sự đang xảy ra ở Ukraine và để bào chữa cho việc bảo trợ chính quyền hiện tại ở Kiev”.

Song song đó, Bộ Ngoại giao Nga tố Mỹ ủng hộ cuộc đảo chính tại Ukraine, góp phần thúc đẩy các cuộc trả đũa tàn bạo chống lại những người nói tiếng Nga. Cơ quan này cho rằng Washington phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự đổ máu.

Bình luận được đưa ra sau khi người phát ngôn Lầu Năm Góc Steven Warren dẫn các thông tin tình báo cho rằng Nga chuẩn bị đưa nhiều vũ khí hạng nặng vào lãnh thổ Ukraine để hỗ trợ phe ly khai.

Theo ông, so với xe tăng, pháo và thiết bị phóng rốc-két được cung cấp trước đó, số vũ khí lần này - bao gồm nhiều hệ thống phóng rốc-két có cỡ nòng hơn 200 mm - sẽ khiến phiến quân Ukraine “có hỏa lực mạnh hơn”. Lầu Năm Góc cho hay lô vũ khí đã đến sát biên giới Nga - Ukraine trong khi khoảng 15.000 quân Nga đã tập trung dọc biên giới 2 nước.

Đáp lại, RIA Novosti đưa tin Ủy ban Điều tra Nga hôm 26-7 đã mở cuộc điều tra hình sự liên quan đến việc pháo kích lãnh thổ Nga từ Ukraine. Trước đó một ngày, một nhóm điều tra của ủy ban trên “trở thành mục tiêu tấn công bằng hỏa lực súng cối từ phía biên giới Ukraine” - theo RIA Novosti.

 

Ảnh hưởng việc điều tra vụ MH17

Việc ông Arseny Yatseniuk từ chức thủ tướng Ukraine ngày 24-7 có thể gây xáo trộn trong các đảng thân phương Tây và khiến những nỗ lực chống lại phe ly khai ở miền Đông “sa vào vũng lầy”, thậm chí gây khó cho cuộc điều tra vụ chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị rơi.

Hơn một tuần sau thảm kịch trên, nhiều thi thể vẫn còn nằm lại ở hiện trường máy bay rơi, theo phát biểu hôm 26-7 của Thủ tướng Úc Tony Abbott. Cảnh rối loạn trên chính trường Ukraine khiến việc triển khai cảnh sát đặc nhiệm quốc tế để bảo vệ hiện trường vụ MH17 bị đình trệ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo