xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ lại bạo động chủng tộc

LỤC SAN

Tình trạng bạo lực ở Baltimore được cho là tương đương với những gì diễn ra sau khi TS Martin Luther King bị ám sát năm 1968

5.000 binh sĩ thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ đã được điều đến Baltimore, thành phố lớn nhất bang Maryland. Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ ngày 28-4 và kéo dài 1 tuần, từ 22 giờ tới 5 giờ sáng hôm sau, để đối phó tình trạng bạo loạn và cướp bóc liên quan đến cuộc khủng hoảng chủng tộc mới ở Mỹ.

 

Cái chết của thanh niên da màu Freddie Gray sau khi bị cảnh sát đánh đã gây ra làn sóng bạo động ở Baltimore Ảnh: EPA

Cái chết của thanh niên da màu Freddie Gray sau khi bị cảnh sát đánh

đã gây ra làn sóng bạo động ở Baltimore Ảnh: EPA

 

Thống đốc bang Maryland Larry Hogan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp hôm 27-4 khi bạo lực bùng nổ trên đường phố Baltimore vài giờ sau tang lễ của Freddie Gray. Người thanh niên da màu 25 tuổi này bị cảnh sát bắt hôm 12-4 và tử vong ngày 19-4 sau 1 tuần hôn mê do bị cảnh sát đánh trọng thương. Luật sư của gia đình Gray cho hay xương cổ anh này bị tổn thương 80%. Đài BBC đưa tin nhà chức trách bang Maryland đang tiến hành điều tra các thương tích mà Gray phải gánh chịu, trong khi 6 cảnh sát liên quan đã bị đình chỉ công tác.

Hàng trăm người biểu tình đã xuống đường, đốt xe cảnh sát, cướp phá, đốt các cửa hàng và loạn đả với cảnh sát. Đài truyền hình phát hình ảnh người biểu tình ném gạch đá và chai lọ vào cảnh sát. Cảnh sát Baltimore cho biết khoảng 200 người bị bắt trong khi 15 cảnh sát bị thương, gồm một số bị gãy xương.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Thị trưởng Baltimore Stephanie Rawlings-Blake ghi nhận có sự khác biệt rất lớn giữa tình trạng cướp bóc và đốt phá đang xảy ra với làn sóng phản đối ôn hòa trong tuần qua tại thành phố hơn 620.000 dân này. Bà cam kết nhà chức trách sẽ điều động mọi nguồn lực có thể để kiểm soát tình hình.

Sau khi chính quyền bang Missouri bị chỉ trích vì trấn áp mạnh tay cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của thiếu niên da màu Michael Brown ở Ferguson vào tháng 8-2014, bang Maryland tỏ ra cẩn trọng hơn. Khi bị chất vấn sao không phản ứng nhanh chóng hơn, bà Rawlings-Blake nói trên đài CNN: “Bạo lực nổ ra từ chiều 27-4, tôi nghĩ nếu điều Vệ binh Quốc gia đến ngay thì không phù hợp”.

Tổng thống Barack Obama vẫn chưa lên tiếng về các vụ bạo động ở Baltimore nhưng tuyên bố sẽ dành cho địa phương này mọi sự hỗ trợ cần thiết, còn Thống đốc Hogan ra lệnh bằng mọi cách bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân. Trong khi đó, thông báo của cảnh sát nêu rõ thành viên các băng nhóm tội phạm như Black Guerrilla Family, Bloods và Crips đã nhân dịp này liên kết tấn công cảnh sát.

Cái chết của Gray là vụ mới nhất trong một loạt trường hợp người Mỹ da màu tử vong do cảnh sát gây ra. Giới chức Baltimore đã kêu gọi sự bình tĩnh, đồng thời so sánh tình trạng bạo lực ở đây với những gì từng xảy ra sau khi TS Martin Luther King, nhà bảo vệ quyền dân sự của người da màu, bị ám sát năm 1968.

Cổng thông tin Carib Flame nhận định cái chết của những người gốc Phi thời gian qua đã làm nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng phân biệt chủng tộc ở Mỹ, đồng thời càng chỉ rõ những nguyên nhân “mang tính hệ thống”.

Mục sư Jamal Bryant cho rằng tính mạng của người da màu ở Mỹ luôn gặp nguy hiểm, qua đó cho thấy các thành viên cộng đồng này đang sống trong tình trạng bất ổn bên cạnh những thiệt thòi lâu nay về thu nhập thấp, tỉ lệ thất nghiệp cao... Hơn nữa, nhiều người còn e sợ trước cách hành xử của nhân viên thi hành pháp luật đối với người Mỹ gốc Phi.

 

Thách thức cho Nhà Trắng

Làn sóng bạo động ở Baltimore dù đáng bị lên án nhưng cũng khiến dư luận đặt ra thêm nhiều câu hỏi về cách hành xử của cảnh sát Mỹ sau một loạt cái chết đáng ngờ của nghi phạm da màu. Báo The New York Times nhận định cái chết của Freddie Gray đã trở thành biểu tượng mới nhất trong cuộc tranh luận diễn ra khắp nước Mỹ. Đoạn video quay bằng điện thoại di động cho thấy cảnh bắt còng tay Gray rồi kéo lê anh này đến xe cảnh sát.

Vào mùa hè năm ngoái, Mỹ đã rúng động trước các vụ biểu tình khắp nước để phản đối vụ cảnh sát da trắng bắn chết thiếu niên da màu Michael Brown không mang vũ khí tại TP Ferguson, bang Missouri. Gần đây hơn, một cuộc biểu tình nhỏ diễn ra ở TP Bắc Charleston, bang Nam Carolina hôm 8-4 cũng để phản đối viên cảnh sát da trắng bắn 8 viên đạn vào một người da màu khiến nạn nhân thiệt mạng.

“Cuộc khủng hoảng sắc tộc mới” - như cách đài CNN gọi làn sóng bạo động ở Baltimore - là thách thức mới nhất mà Nhà Trắng đối mặt trong nỗ lực vừa tìm cách xoa dịu sự giận dữ của các cộng đồng thiểu số vừa dành sự ủng hộ cho lực lượng hành pháp.

Đây cũng là bài kiểm tra mở hàng dành cho bà Loretta Lynch, người phụ nữ da màu đầu tiên lên lãnh đạo Bộ Tư pháp Mỹ thay ông Eric Holder, cũng là một người da màu. Trong thời gian còn làm Bộ trưởng Tư pháp, ông Holder đi đầu trong nỗ lực xóa bỏ thành kiến chủng tộc của lực lượng cảnh sát dù hiệu quả vẫn còn là một dấu hỏi.

Do không có số liệu thống kê về số lượng án mạng liên quan đến cảnh sát ở khắp nước Mỹ nên không thể xác định tình trạng này có tăng hay không. Tuy nhiên, sự phổ biến của điện thoại di động và video cảnh sát, cộng với sự quan tâm của công chúng và giới truyền thông sau vụ Ferguson khiến các vụ án loại này bị soi kỹ hơn bao giờ hết, nhất là khi cảnh sát là người da trắng, còn nạn nhân là người da màu.

Phương Võ

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo