xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ lo ngại AIIB

Phương Võ

Sự kiện 21 nước ký bản ghi nhớ thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) vào cuối tháng rồi thu hút sự quan tâm theo hướng mà Trung Quốc không hề mong muốn.

Thay vì nói về các nước tham gia, truyền thông thế giới lại chỉ để ý đến những nền kinh tế lớn đứng ngoài sáng kiến, như Úc, Hàn Quốc…

Báo chí Trung Quốc cũng không đưa tin dồn dập dù sáng kiến thành lập AIIB do chính Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra năm 2013 với mục tiêu giảm bớt phụ thuộc vào Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - những định chế tài chính quốc tế mà Bắc Kinh cho là đã bị Washington, Tokyo và châu Âu chi phối quá nhiều.

Theo kế hoạch, AIIB sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 với vốn điều lệ 100 tỉ USD. Đặt trụ sở tại Bắc Kinh với phần lớn vốn đầu tư ban đầu từ Trung Quốc, AIIB có chức năng cung cấp tài chính cho những dự án hạ tầng của các nền kinh tế trong khu vực.

 

Lễ ký bản ghi nhớ về việc thành lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) tại Bắc Kinh - Trung Quốc vào cuối tháng rồi Ảnh: Reuters

Lễ ký bản ghi nhớ về việc thành lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB)

tại Bắc Kinh - Trung Quốc vào cuối tháng rồi. Ảnh: Reuters

 

AIIB khởi đầu không như ý, một phần do sự nhúng tay của Mỹ. Quốc gia này tìm cách khuyên các nước đồng minh và đối tác tại châu Á không tham gia với lập luận AIIB có thể làm suy yếu các định chế tài chính đa phương hiện tại cũng như không duy trì những tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường, người lao động và chống tham nhũng.

Báo The Straits Times nhận định nỗi lo này không phải vô căn cứ bởi các chương trình cho vay song phương của Bắc Kinh ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin đều ít nhiều liên quan đến những dự án gây tranh cãi, trong đó doanh nghiệp Trung Quốc bị cáo buộc vơ vét tài nguyên hoặc ồ ạt đưa người lao động của mình đến nước bản xứ.

TS Kevin Gallagher, chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trường ĐH Boston (Mỹ), còn chỉ ra việc một số ngân hàng Trung Quốc thường chỉ áp dụng tiêu chuẩn và quy định địa phương khi đánh giá tác động môi trường của các dự án mà họ sắp tài trợ tại những nước đang phát triển.

Sâu xa hơn, theo giới phân tích, Mỹ lo AIIB tiếp sức cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại châu Á, đe dọa chiến lược xoay trục. Theo GS Nick Bisley tại Trường ĐH La Trobe (Úc), AIIB là sáng kiến mới nhất của Bắc Kinh trong nỗ lực tạo ra môi trường quốc tế có lợi cho mình.

Trên mặt trận kinh tế, nước này không chỉ thúc đẩy AIIB mà còn tích cực tham gia các tổ chức tài chính đa phương, đáng chú ý là cùng 4 nền kinh tế mới nổi khác (Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi) thành lập Ngân hàng Phát triển mới.

Phát biểu trong hội nghị về tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) lần thứ 4 diễn ra tại TP Thượng Hải hồi tháng 5 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi thành lập một cấu trúc an ninh mới của châu Á mà không có mặt Mỹ.

“Dễ nhận thấy Trung Quốc đang từng bước sử dụng sức mạnh ngày càng tăng của mình để trở thành trung tâm của một trật tự kinh tế và chính trị ở khu vực” - ông Bisley đúc kết trên tạp chí The National Interest.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo