“Nước Mỹ cần phải thức tỉnh rằng lãnh thổ của họ hiện đang nằm trong tầm ngắm của các tên lửa chiến lược cũng như vũ khí hạt nhân Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên", bài xã luận nhấn mạnh.
Phần lớn các chuyên gia quân sự tin rằng Triều Tiên còn một chặng đường rất xa mới đi tới mốc sở hữu đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa tầm xa Taepodong-2 của họ. Tuy nhiên, lần thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 vừa qua của Bình Nhưỡng cho thấy họ nhiều khả năng đã có đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn đáng kể so với hai lần trước, làm dấy lên quan ngại nước này có thể sớm đạt tới công nghệ đột phá.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng còn phải phát triển công nghệ phương tiện tái nhập khí quyển vốn thách thức cả các kỹ sư ở nhiều nước công nghệ phát triển khác. Không có công nghệ này trong tay, kể cả có đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn cũng không giải quyết được vấn đề.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu trong cuộc Hội nghị về giải trừ quân bị tại Geneva hôm 27-2, ông So Se Pyong - Đại diện thường trực của Triều Tiên tại LHQ khẳng định rằng "Mỹ phải chịu trách nhiệm về tình hình trên bán đảo Triều Tiên" ... và các vụ thử hạt nhân gần đây của nước này hoàn toàn nhằm mục đích hòa bình và chỉ nhằm đối phó "các hành động thù địch của Mỹ”.
Hồi giữa tháng này Reuters còn dẫn nguồn thạo tin có liên hệ với cả Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cho biết Triều Tiên đã sẵn sàng cho đợt thử nghiệm hạt nhân tiếp theo và một cuộc phóng tên lửa sẽ sớm được tiến hành, nhiều khả năng là trong năm nay “nhằm nỗ lực buộc Mỹ chịu đàm phán ngoại giao”.
Bình luận (0)