Theo đó, Nhật Bản và Mỹ chọn đảo Tinian để thực hiện tập trận quân sự vì hòn đảo này ở cách xa quần đảo Điếu Ngư để Trung Quốc không cảm thấy bị khiêu khích.
Ông Zhang chỉ ra rằng nếu chiến tranh xảy ra xung quanh vấn đề quần đảo tranh chấp, khả năng chiến đấu của Trung Quốc sẽ mạnh hơn bởi khu vực bờ biển Trung Quốc gần với quần đảo này hơn và hệ thống radar và tên lửa của Bắc Kinh có thể phủ rộng toàn bộ khu vực đảo. Tuy nhiên, sự can thiệp của Mỹ sẽ thay đổi tương quan Trung-Nhật nên Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho kịch bản này.
Về các cuộc tập trận chung nói trên, ông Zhang cho rằng Trung Quốc nên có phản ứng phù hợp bằng cả biện pháp ngoại giao và quân sự.
Các cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật trên các đảo Ooitaken, Guam và Tinian, phía tây Thái Bình Dương đã bắt đầu từ hôm 21-8 và sẽ kéo dài đến tận ngày 26-9.
Theo thông tin đăng tải trên Kyodo hôm 22-9, giới truyền thông nước này đã quan sát một cuộc tập trận chung của Lực lượng Phòng vệ mặt đất của Nhật Bản và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại đảo Guam (Guam), phía Tây Thái Bình Dương, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ các đảo xa bờ trước các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Trung Quốc đặt tên cho đảo tranh chấp
Ủy ban quản lý Đại dương (SOA) và Bộ nội vụ Trung Quốc đã phát hành một danh sách các tên gọi được tiêu chuẩn hóa của các đối tượng địa lý trên quần đảo tranh chấp mà nước này gọi là Điếu Ngư (Nhật bản gọi là Senkaku) và một số đảo nhỏ lân cận.
Danh sách tên gọi này cũng liên quan tới vùng biển xung quanh các hòn đảo. Bản danh sách công bố chi tiết tên tiếng Trung Quốc và thông tin mô tả vị trí địa lý của các ngọn núi, nhánh sông, kênh rạch, mũi đất và các đơn vị địa lý khác trong khu vực.
Các thực thể địa lý được SOA đặt tên theo hệ thống ký tự Trung Quốc và được Hội đồng Nhà nước chấp thuận. SOA cũng công bố bản đồ vị trí kèm theo. |
Bình luận (0)