Loại vũ khí này được xem là có thể thay đổi diện mạo chiến tranh trong tương lai. Do nó chạy bằng điện nên có thể bắn đến khi nào hết năng lượng mới thôi. Chi phí cho mỗi phát bắn chưa đến 1 USD. Một ưu thế khác là tia laser có thể đạt đến tốc độ ánh sáng và ngắm bắn những mục tiêu di chuyển nhanh.
Chuẩn đô đốc Matthew Klunder, người đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ, tuyên bố: “So với chi phí hàng trăm ngàn USD cho việc bắn một tên lửa, chúng ta có thể thấy được những ưu điểm của loại vũ khí này”. Chi phí phát triển nguyên mẫu của vũ khí nói trên, gọi là Hệ thống vũ khí laser (LaWS), có giá từ 31 đến 32 triệu USD.
Nguyên mẫu LaWS đầu tiên sẽ được lắp đặt trên tàu USS Ponce, hiện đang hoạt động ở Vịnh Persian. Tàu này được dùng như một căn cứ nổi dùng trong các chiến dịch quân sự và hỗ trợ nhân đạo ở Trung Đông và Tây Nam châu Á.
Hệ thống vũ khí laser của Mỹ
Ảnh: New York Daily News
Dù LaWS chỉ có thể vận hành đầy đủ vào năm tới nhưng thông báo trên được xem là một cảnh báo của Mỹ gửi đến Iran. Vịnh Persian là nơi tàu Iran không ít lần quấy rối tàu chiến Mỹ. Ngoài ra,Tehran đang phát triển loại máy bay không người lái dùng cho mục đích do thám và có thể mang rốc két.
Một báo báo mới của Cơ quan nghiên cứu quốc hội Mỹ ca ngợi công nghệ laser nhưng cũng chỉ ra những hạn chế của nó như nguy cơ vô tình bắn trúng vệ tinh hoặc máy bay. Laser cũng không hiệu quả trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương mù, khói bụi… Ngoài ra, vũ khí laser phải thấy rõ mục tiêu mới khai hỏa được nên kẻ thù có thể đối phó bằng cách bao phủ các bề mặt phản xạ lên tàu, máy bay không người lái.
Bản thân các quan chức hải quân Mỹ thừa nhận nguyên mẫu được triển khai nói trên sẽ không đủ mạnh để bắn hạ máy bay chiến đấu hoặc tên lửa tiến đến gần. Khả năng này đang là mục tiêu của các nhà nghiên cứu trong thời gian tới.
Cùng ngày 8-4, Hải quân Mỹ cho biết Washington và các đồng minh sẽ tập trận hải quân ở Vùng Vịnh trong tháng tới để rèn luyện các hoạt động rà phá thủy lôi và hộ tống tàu thuyền. Động thái này được cho là biện pháp đề phòng mối đe dọa tiềm tàng từ Iran.
Tham gia tập trận IMCMEX lần thứ 13 từ ngày 6 đến 30-5 có đại diện của 30 nước, tập trung tại Bahrain. Ngoài rà phá thủy lôi và vận hành máy bay không người lái, cuộc tập trận năm nay sẽ bao gồm cả hoạt động hộ tống tàu thuyền và bảo vệ các giàn khoan dầu ngoài khơi.
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.
Nguồn: YouTube
Bình luận (0)