Báo The Japan Times (Nhật Bản) hôm 28-6 đưa tin cuộc tập trận nhằm "củng cố cam kết phản ứng, sự linh hoạt và bền bỉ của Mỹ đối với các thỏa thuận phòng thủ chung với đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Chuẩn Đô đốc George Wikoff, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 5, cho biết: "Chúng tôi tích cực tìm kiếm mọi cơ hội để phát huy và tăng cường khả năng chiến đấu trên tất cả lĩnh vực. Hải quân Mỹ vẫn sẵn sàng triển khai trên toàn cầu. Hoạt động của tàu sân bay kép thể hiện cam kết của chúng tôi với các đồng minh khu vực, khả năng chiến đấu nhanh chóng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương và sẵn sàng đối đầu với tất cả những ai thách thức các chuẩn mực quốc tế - vốn giúp ổn định khu vực".
Tàu sân bay USS Ronald Reagan. Ảnh: U.S. Navy
The Japan Times nhận định tuyên bố tập trung vào các đồng minh khu vực sẽ tăng thêm áp lực lên Trung Quốc.
Hôm 27-6, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đưa ra tuyên bố chung với nội dung: "Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 phải là nền tảng của quyền chủ quyền và quyền lợi tại vùng biển đang tranh chấp. UNCLOS 1982 là cơ sở để xác định các quyền hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển".
Trước khi cuộc tập trận chung hồi tuần trước diễn ra, hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS John C. Stennis cũng từng tiến hành các hoạt động kết hợp ở biển Philippines vào tháng 11-2018. Trong khi đó, vào tháng 9-2014, hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS George Washington and USS Carl Vinson hoạt động ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Hải quân Mỹ thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận và thực thi hoạt động tự do hàng hải gần một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép ở biển Đông. Washington đã trừng phạt Bắc Kinh vì những động thái khiêu khích và phi pháp, bao gồm cả việc xây đảo nhân tạo trang bị sân bay cấp quân sự và vũ khí tối tân.
Bình luận (0)