Theo Reuters, dự luật này cấm bán chip và những linh kiện khác của Mỹ cho bất kỳ công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc nào bị buộc tội vi phạm lệnh trừng phạt hoặc luật hạn chế xuất khẩu của Washington như Huawei Technologies, ZTE Corp…
ự luật nêu đích danh ZTE và Huawei, 2 cái tên đang gây nỗi lo thiết bị của họ có thể được Bắc Kinh sử dụng để do thám người Mỹ và bị cáo buộc không tuân thủ lệnh trừng phạt Iran của Washington. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 17-1 chỉ trích dự luật xuất phát từ "sự kích động thái quá" và kêu gọi các nghị sĩ Mỹ ngăn chặn nó.
Ông Ren Zhengfei gặp giới truyền thông tại TP Thâm Quyến - Trung Quốc hôm 15-1. Ảnh: AP
Theo Reuters, đây được xem là động thái mới nhất để chống lại điều mà chính quyền Tổng thống Donald Trump gọi là "hành động gian lận" của Bắc Kinh thông qua các hành vi như đánh cắp tài sản trí tuệ, trợ cấp cho doanh nghiệp và ban hành những quy định làm khó công ty Mỹ muốn kinh doanh tại Trung Quốc.
Đáng chú ý là dự luật trên được đưa ra không lâu trước khi tờ The Wall Street Journal đăng tải thông tin các công tố viên Liên bang Mỹ đang điều tra cáo buộc Huawei đánh cắp bí mật thương mại từ nhà mạng T-Mobile và các công ty khác của nước này. Chưa hết, Washington còn thúc ép các đồng minh hạn chế mua thiết bị của Huawei vì nỗi lo do thám nói trên - một cáo buộc bị ông Ren Zhengfei, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Huawei, bác bỏ tại cuộc gặp hiếm hoi với giới truyền thông ở TP Thâm Quyến - Trung Quốc hôm 15-1.
Đây là lần đầu tiên ông Ren lên tiếng kể từ khi bà Meng Wanzhou, con gái ông và là Giám đốc tài chính Huawei, bị bắt ở Canada hồi tháng 12-2018 theo yêu cầu của Mỹ. Chính quyền ông Trump cáo buộc bà Meng sử dụng hệ thống ngân hàng toàn cầu để tránh né các biện pháp trừng phạt Iran của Washington.
Vụ bắt giữ khiến quan hệ Trung Quốc - Canada căng thẳng, nhất là sau khi Bắc Kinh có những động thái bị xem là trả đũa, nổi bật là vụ bắt giữ cựu nhân viên ngoại giao Canada tên Michael Kovrig. Giới chức Canada hôm 10-1 triệu đại sứ Trung Quốc tại Ottawa đến để yêu cầu Bắc Kinh trục xuất ông Kovrig - theo tiết lộ của báo The Globe and Mail hôm 16-1. Ngoài ra, Ottawa chính thức phản đối việc ông Kovrig bị thẩm vấn về công việc ngoại giao từng làm tại Trung Quốc.
Bình luận (0)