xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ - Ukraine tăng cường hợp tác quốc phòng

Cao Lực

Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 6-5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tái khẳng định cam kết của Washington đối với nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Kiev.

Washington sẽ tiếp tục củng cố quan hệ đối tác quốc phòng và hợp tác chặt chẽ với Ukraine, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh, đồng thời tuyên bố Washington có thể tăng cường hỗ trợ an ninh để giúp Kiev đối phó với điều ông mô tả là "những hành vi khiêu khích nguy hiểm" của Moscow. Khẳng định Moscow vẫn để lại lượng lớn binh sĩ và khí tài quân sự gần biên giới Ukraine dù đã thông báo rút quân, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh Washington vẫn đang theo dõi tình hình sát sao.

Tổng thống Zelensky cảm ơn Mỹ vì đã duy trì các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, trước khi than phiền về việc khối Liên minh châu Âu (EU) không hành động thống nhất trong vấn đề này.

Trước đó, theo hãng tin AP, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba khẳng định sự hiện diện của tàu chiến Nga gần biển Đen sẽ là "một mối đe dọa lớn". Tuyên bố trên được Bộ trưởng Kuleba đưa ra không lâu sau khi Moscow thông báo kế hoạch tái triển khai tàu chiến đến biển Azov, khu vực giáp biên giới Ukraine và Nga.

Mỹ - Ukraine tăng cường hợp tác quốc phòng - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại thủ đô Kiev hôm 6-5 Ảnh: REUTERS

Mỹ là quốc gia ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và xung đột nổ ra ở miền Đông Ukraine vào năm 2014. Sau cuộc họp với người đồng cấp Blinken hôm 6-5, Bộ trưởng Kuleba cho biết ông đã được bảo đảm rằng sẽ không có bất kỳ quyết định nào được đưa ra giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin mà không cân nhắc đến lợi ích của Ukraine.

Trong khi đó, giới chuyên gia khẳng định với hãng tin Bloomberg rằng biển Đen có thể là "chiến địa" tiếp theo giữa Mỹ - Ukraine và Nga. Trong một vụ việc từng khiến nhiều người liên tưởng đến kịch bản xung đột hàng hải vào cuối năm 2018, Nga bắt giữ 3 tàu quân sự Ukraine khi nhóm tàu này cố gắng tiến vào biển Đen thông qua eo biển Kerch, khu vực nằm giữa Nga và Crimea. Mức độ căng thẳng này đã trở lại. Vào giữa tháng 4, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ điều 2 tàu chiến đến biển Đen - động thái bị Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov mô tả là "cực kỳ khiêu khích". Mặc dù Washington đã hủy kế hoạch này, Moscow hiện vẫn đóng cửa các khu vực ven biển gần Crimea đối với tàu chiến nước ngoài.

Theo Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA), biển Đen không chỉ là biên giới giữa phương Tây và Nga, mà còn là điểm gặp gỡ của 4 thế lực hùng hậu, gồm phương Tây, Nga, Trung Quốc và Trung Đông. Với trữ lượng khí đốt dồi dào, CEPA khẳng định vùng biển này có thể là "điểm nóng năng lượng" tiếp theo của thế giới khiến căng thẳng khu vực leo thang.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo